Theo trang mạng Medical Daily của Mỹ, mới đây Tạp chí khoa học quản lý hành chính đã đăng tải một nghiên cứu cho biết, phụ nữ muốn thăng tiến và có cơ hội phát triển tốt hơn thì nên “bớt mồm bớt miệng,” bởi nói quá nhiều tại nơi công sở sẽ bị cho là có năng lực yếu kém hơn so với những nữ đồng nghiệp ít nói khác.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yale của Mỹ đã tiến hành khảo sát 156 người tham gia thí nghiệm. Họ để những người này đọc một cuốn tiểu thuyết. Nhân vật chính trong truyện là một vị chủ tịch hội đồng quản trị mang tính chất hư cấu.
Các nhà nghiên cứu đã miêu tả vị chủ tịch này thành 4 loại người, cụ thể là một người đàn ông nói nhiều, một người đàn ông trầm lặng, một người phụ nữ nói nhiều, một người phụ nữ trầm lặng. Sau đó để những người tham gia thí nghiệm bình luận về năng lực làm việc của bốn người này. Kết quả cho thấy năng lực của người đàn ông nói nhiều được đánh giá cao nhất, trong khi điều này hoàn toàn ngược lại với người phụ nữ nói nhiều.
Một nghiên cứu khác được tiến hành để điều tra các nhìn nhận của những người tham gia cuộc khảo sát này về những thượng nghị sĩ Mỹ với giới tính khác nhau. Kết quả là thượng nghị sĩ nam giỏi diễn thuyết được đánh giá có sức ảnh hưởng cao nhất, trong khi những nữ thượng nghị sĩ có tài diễn thuyết lại không được đánh giá cao như vậy.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những người phụ nữ nói nhiều sẽ bị coi là hay than phiền và đổ lỗi cho người khác. Thậm chí còn bị cho là những người bảo thủ, kiêu ngạo và độc đoán. Điều này có thể là một sự thiên vị giới tính trong văn hóa tổ chức. Tuy nhiên nếu phụ nữ muốn thành công trong sự nghiệp và trong công việc thì việc nói ít là điều rất cần thiết./.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yale của Mỹ đã tiến hành khảo sát 156 người tham gia thí nghiệm. Họ để những người này đọc một cuốn tiểu thuyết. Nhân vật chính trong truyện là một vị chủ tịch hội đồng quản trị mang tính chất hư cấu.
Các nhà nghiên cứu đã miêu tả vị chủ tịch này thành 4 loại người, cụ thể là một người đàn ông nói nhiều, một người đàn ông trầm lặng, một người phụ nữ nói nhiều, một người phụ nữ trầm lặng. Sau đó để những người tham gia thí nghiệm bình luận về năng lực làm việc của bốn người này. Kết quả cho thấy năng lực của người đàn ông nói nhiều được đánh giá cao nhất, trong khi điều này hoàn toàn ngược lại với người phụ nữ nói nhiều.
Một nghiên cứu khác được tiến hành để điều tra các nhìn nhận của những người tham gia cuộc khảo sát này về những thượng nghị sĩ Mỹ với giới tính khác nhau. Kết quả là thượng nghị sĩ nam giỏi diễn thuyết được đánh giá có sức ảnh hưởng cao nhất, trong khi những nữ thượng nghị sĩ có tài diễn thuyết lại không được đánh giá cao như vậy.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những người phụ nữ nói nhiều sẽ bị coi là hay than phiền và đổ lỗi cho người khác. Thậm chí còn bị cho là những người bảo thủ, kiêu ngạo và độc đoán. Điều này có thể là một sự thiên vị giới tính trong văn hóa tổ chức. Tuy nhiên nếu phụ nữ muốn thành công trong sự nghiệp và trong công việc thì việc nói ít là điều rất cần thiết./.
Thùy Linh (Vietnam+)