Ngày 21/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các vị ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, đại diện Ban thường trực các huyện, thành, thị; lãnh đạo các tổ chức thành viên; các vị nguyên là lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc qua các thời kỳ; các chức sắc tôn giáo; người tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số; các nhân sỹ, trí thức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các đại biểu đều đánh giá cao bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm mới, kế thừa được các bản Hiến pháp trước đó cũng như xu thế phát triển mới của đất nước. Tuy nhiên, Dự thảo còn nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ.
Bằng trí tuệ, tâm huyết và trọng trách của mình, các đại biểu đã tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, thiết thực đề xuất quan trọng cho bản Dự thảo.
Các ý kiến thảo luận, đóng góp đã tập trung phân tích và làm rõ các nội dung như lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Đại biểu Nguyễn Như Ý, Phó Chủ tịch Hội luật gia tỉnh Phú Thọ cho rằng tại điều "Đảng cộng sản đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân lao động và của dân tộc Việt Nam"... Nên bỏ từ "đồng thời là đội tiên phong của..." được sửa là "Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân lao động và của dân tộc Việt Nam." Như vậy vừa ngắn gọn, vừa đủ ý hơn.
Cũng theo ông Nguyễn Như Ý, tại điều 107, khoản 1 "Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác do luật định", viết như vậy chưa đầy đủ, làm cho người khác khó hiểu, buộc người khác hiểu nhầm là các tòa án khác là là các toàn án địa phương, tòa án quân sự.
Cụm từ "các tòa án khác do luật định" chỉ nên dùng cho cơ chế mở, nghĩa là sau này sẽ thành lập tòa án khu vực theo hướng cải cách tư pháp hiện nay hoặc khi cần phải thành lấp tòa án đặc biệt.
Hiện nay hệ thống tòa án nhân dân gồm cả các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự được tổ chức trong quân đội như Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự cấp Quân khu, tòa án quân sự khu vực trực thuộc.
Hiến pháp phải ghi nhận đầy đủ, rõ ràng, không thể nói chung chung để tự hiểu ngầm. Vì vậy phải bổ sung vào điều 107 như sau: "Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác theo luật định."
Tại điều 23, khoản 1, Hiến pháp quy định chung chung nên rất khó, phải bổ sung thêm hai từ “hợp pháp” vào sau từ thông tin, cụ thể là: “Không được phép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin hợp pháp về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác nếu không được người đó đồng ý.”
Về quyền con người quy định trong Hiến pháp năm 1992, Đại đức Thích Minh Nghiêm – Trưởng ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh Phú Thọ đề nghị nên gộp điều 18 (sửa đổi bổ sung điều 49 cũ) với điều 19 (sửa đổi bổ sung điều 75 cũ), và viết lại như sau: "Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ và giao nộp cho nhà nước khác; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời cộng đồng dân tộc Việt Nam; nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương...."
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội nghị, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh sẽ tổng hợp báo cáo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh./.
Các đại biểu đều đánh giá cao bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm mới, kế thừa được các bản Hiến pháp trước đó cũng như xu thế phát triển mới của đất nước. Tuy nhiên, Dự thảo còn nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ.
Bằng trí tuệ, tâm huyết và trọng trách của mình, các đại biểu đã tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, thiết thực đề xuất quan trọng cho bản Dự thảo.
Các ý kiến thảo luận, đóng góp đã tập trung phân tích và làm rõ các nội dung như lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Đại biểu Nguyễn Như Ý, Phó Chủ tịch Hội luật gia tỉnh Phú Thọ cho rằng tại điều "Đảng cộng sản đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân lao động và của dân tộc Việt Nam"... Nên bỏ từ "đồng thời là đội tiên phong của..." được sửa là "Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân lao động và của dân tộc Việt Nam." Như vậy vừa ngắn gọn, vừa đủ ý hơn.
Cũng theo ông Nguyễn Như Ý, tại điều 107, khoản 1 "Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác do luật định", viết như vậy chưa đầy đủ, làm cho người khác khó hiểu, buộc người khác hiểu nhầm là các tòa án khác là là các toàn án địa phương, tòa án quân sự.
Cụm từ "các tòa án khác do luật định" chỉ nên dùng cho cơ chế mở, nghĩa là sau này sẽ thành lập tòa án khu vực theo hướng cải cách tư pháp hiện nay hoặc khi cần phải thành lấp tòa án đặc biệt.
Hiện nay hệ thống tòa án nhân dân gồm cả các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự được tổ chức trong quân đội như Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự cấp Quân khu, tòa án quân sự khu vực trực thuộc.
Hiến pháp phải ghi nhận đầy đủ, rõ ràng, không thể nói chung chung để tự hiểu ngầm. Vì vậy phải bổ sung vào điều 107 như sau: "Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác theo luật định."
Tại điều 23, khoản 1, Hiến pháp quy định chung chung nên rất khó, phải bổ sung thêm hai từ “hợp pháp” vào sau từ thông tin, cụ thể là: “Không được phép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin hợp pháp về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác nếu không được người đó đồng ý.”
Về quyền con người quy định trong Hiến pháp năm 1992, Đại đức Thích Minh Nghiêm – Trưởng ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh Phú Thọ đề nghị nên gộp điều 18 (sửa đổi bổ sung điều 49 cũ) với điều 19 (sửa đổi bổ sung điều 75 cũ), và viết lại như sau: "Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ và giao nộp cho nhà nước khác; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời cộng đồng dân tộc Việt Nam; nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương...."
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội nghị, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh sẽ tổng hợp báo cáo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh./.
Lâm Đào An (TTXVN)