Ngày 19/1, phát biểu chỉ đạo hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đánh giá cao những nỗ lực vượt bậc của PVN trong việc về đích sớm và hoàn thành vượt chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí, khai thác dầu khí.
Theo đó, PVN đã đóng góp vào ngân sách lớn nhất từ trước đến nay, vào chương trình an sinh xã hội cũng như phối hợp hiệu quả với lực lượng quốc phòng bảo vệ chủ quyền đất nước.
Về phương hướng nhiệm vụ 2013, Phó Thủ tướng nhất trí cao với 8 nhiệm vụ và 14 giải pháp cụ thể mà PVN đã đề ra, đồng thời đề nghị PVN phải nỗ lực hết sức để triển khai bằng được các giải pháp này.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam sẽ là quốc gia thiếu năng lượng và phải nhập năng lượng vào năm 2020. Vì vậy, công tác chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng nhanh của đất nước là vấn đề quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội cũng như năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Năm 2012, PVN đạt chỉ tiêu gia tăng trữ lượng 48 triệu tấn quy dầu, trong đó có 13 triệu tấn ở nước ngoài; đưa 3 mỏ mới ở nước ngoài vào khai thác với sản lượng 1,1 triệu tấn dầu. Đây là “con đường” phải đi nhằm tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo an ninh năng lượng, PVN cần tiếp tục đi theo chiến lược này cho dù khó khăn thách thức là rất lớn.
Bên cạnh đó, dù vốn đầu tư cho các dự án lọc hóa dầu là rất lớn và lợi nhuận thấp, PVN vẫn phải tiếp tục phát triển được năng lực trong nước vì tương lai lâu dài của đất nước.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong những thập kỷ tới, an ninh năng lượng là một trong bốn vấn đề quan trọng nhất, dầu khí là một ngành tham gia đảm bảo an ninh năng lượng. Vì vậy, Tập đoàn cần rà soát để trình Bộ Chính trị một Nghị quyết mới về ngành dầu khí với tầm nhìn dài hơi hơn (100 năm) trên cơ sở đánh giá các yếu tố tác động dài hạn của biến đổi khí hậu đến ngành để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu PVN trong tái cấu trúc doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp để giám sát, đánh giá rủi ro cũng như nâng cao năng suất lao động; trên cơ sở đó có kế hoạch phát triển tương ứng.
Chương trình tái cơ cấu đã được Chính phủ phê duyệt, PVN cần chủ động tìm ra mô hình tối ưu để phát huy được năng lực của từng đơn vị, cá nhân trong tổ chức tập đoàn bởi ngành dầu khí là ngành kỹ thuật cao với yêu cầu chất xám cao. Ngoài ra, do ngành dầu khí có rủi ro về an toàn rất lớn, Tập đoàn cần chỉ đạo sát sao để đảm bảo an toàn và kỷ luật.
Theo Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu, năm 2013, PVN phải hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính gồm gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn dầu quy đổi, khai thác 25,2 triệu tấn dầu quy đổi; sản xuất 13,85 tỷ kWh điện, 1,52 triệu tấn đạm, 5,76 triệu tấn xăng dầu các loại tương đương với việc đảm bảo 100% công suất của Lọc dầu Dung Quất.
Đây chính là thách thức lớn với PVN bởi công tác tìm kiếm thăm dò tại các vùng nước sâu, xa bờ, khai thác ở nước ngoài ngày càng khó khăn trong khi sản lượng khai thác dầu tại các mỏ lớn ở trong nước như Rồng, Bạch Hổ, nhiều mỏ của Cửu Long JOC… đều sụt giảm mạnh.
Do vậy, PVN sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ 8 nhiệm vụ và 14 giải pháp đề ra; trong đó tập trung phối hợp với nhà thầu dầu khí đẩy mạnh thăm dò dầu khí khu vực cận thăm dò bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng cũng như ở vùng sâu, vùng xa, vùng nhạy cảm.
Ở nước ngoài, PVN cũng đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò, đẩy mạnh đàm phán mua mỏ mới, đảm bảo con số gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn. PVN cũng sẽ đưa thêm một số chương trình vào khai thác mới là dự án dầu và condenser Biển Đông, mỏ dầu Hải Sư Trăng, Hải Sư Đen và một số mỏ nhỏ khác.
Đặc biệt, PVN tiếp tục đẩy mạnh khai thác mỏ dầu mới ở nước ngoài như mỏ ở khu tự trị Nhenhetxki (Nga), Junin 2(Venezuela). PVN sẽ đưa mỏ khí Hải Thạch-Mộc Tinh vào khai thác trong tháng 6 tới đảm bảo chỉ tiêu 9 tỷ m3 khí được giao cũng như đẩy mạnh tiến độ xây dựng đường ống dẫn và cung cấp khí lô B Ô Môn, triển khai Chương trình thu gom khí ở mỏ Nam Côn Sơn.
Trong năm 2013, PVN cũng cố gắng vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng như “chốt” việc mở rộng công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất; khởi công Lọc dầu Nghi Sơn và hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án Lọc hóa dầu Long Sơn./.
Theo đó, PVN đã đóng góp vào ngân sách lớn nhất từ trước đến nay, vào chương trình an sinh xã hội cũng như phối hợp hiệu quả với lực lượng quốc phòng bảo vệ chủ quyền đất nước.
Về phương hướng nhiệm vụ 2013, Phó Thủ tướng nhất trí cao với 8 nhiệm vụ và 14 giải pháp cụ thể mà PVN đã đề ra, đồng thời đề nghị PVN phải nỗ lực hết sức để triển khai bằng được các giải pháp này.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam sẽ là quốc gia thiếu năng lượng và phải nhập năng lượng vào năm 2020. Vì vậy, công tác chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng nhanh của đất nước là vấn đề quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội cũng như năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Năm 2012, PVN đạt chỉ tiêu gia tăng trữ lượng 48 triệu tấn quy dầu, trong đó có 13 triệu tấn ở nước ngoài; đưa 3 mỏ mới ở nước ngoài vào khai thác với sản lượng 1,1 triệu tấn dầu. Đây là “con đường” phải đi nhằm tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo an ninh năng lượng, PVN cần tiếp tục đi theo chiến lược này cho dù khó khăn thách thức là rất lớn.
Bên cạnh đó, dù vốn đầu tư cho các dự án lọc hóa dầu là rất lớn và lợi nhuận thấp, PVN vẫn phải tiếp tục phát triển được năng lực trong nước vì tương lai lâu dài của đất nước.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong những thập kỷ tới, an ninh năng lượng là một trong bốn vấn đề quan trọng nhất, dầu khí là một ngành tham gia đảm bảo an ninh năng lượng. Vì vậy, Tập đoàn cần rà soát để trình Bộ Chính trị một Nghị quyết mới về ngành dầu khí với tầm nhìn dài hơi hơn (100 năm) trên cơ sở đánh giá các yếu tố tác động dài hạn của biến đổi khí hậu đến ngành để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu PVN trong tái cấu trúc doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp để giám sát, đánh giá rủi ro cũng như nâng cao năng suất lao động; trên cơ sở đó có kế hoạch phát triển tương ứng.
Chương trình tái cơ cấu đã được Chính phủ phê duyệt, PVN cần chủ động tìm ra mô hình tối ưu để phát huy được năng lực của từng đơn vị, cá nhân trong tổ chức tập đoàn bởi ngành dầu khí là ngành kỹ thuật cao với yêu cầu chất xám cao. Ngoài ra, do ngành dầu khí có rủi ro về an toàn rất lớn, Tập đoàn cần chỉ đạo sát sao để đảm bảo an toàn và kỷ luật.
Theo Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu, năm 2013, PVN phải hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính gồm gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn dầu quy đổi, khai thác 25,2 triệu tấn dầu quy đổi; sản xuất 13,85 tỷ kWh điện, 1,52 triệu tấn đạm, 5,76 triệu tấn xăng dầu các loại tương đương với việc đảm bảo 100% công suất của Lọc dầu Dung Quất.
Đây chính là thách thức lớn với PVN bởi công tác tìm kiếm thăm dò tại các vùng nước sâu, xa bờ, khai thác ở nước ngoài ngày càng khó khăn trong khi sản lượng khai thác dầu tại các mỏ lớn ở trong nước như Rồng, Bạch Hổ, nhiều mỏ của Cửu Long JOC… đều sụt giảm mạnh.
Do vậy, PVN sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ 8 nhiệm vụ và 14 giải pháp đề ra; trong đó tập trung phối hợp với nhà thầu dầu khí đẩy mạnh thăm dò dầu khí khu vực cận thăm dò bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng cũng như ở vùng sâu, vùng xa, vùng nhạy cảm.
Ở nước ngoài, PVN cũng đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò, đẩy mạnh đàm phán mua mỏ mới, đảm bảo con số gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn. PVN cũng sẽ đưa thêm một số chương trình vào khai thác mới là dự án dầu và condenser Biển Đông, mỏ dầu Hải Sư Trăng, Hải Sư Đen và một số mỏ nhỏ khác.
Đặc biệt, PVN tiếp tục đẩy mạnh khai thác mỏ dầu mới ở nước ngoài như mỏ ở khu tự trị Nhenhetxki (Nga), Junin 2(Venezuela). PVN sẽ đưa mỏ khí Hải Thạch-Mộc Tinh vào khai thác trong tháng 6 tới đảm bảo chỉ tiêu 9 tỷ m3 khí được giao cũng như đẩy mạnh tiến độ xây dựng đường ống dẫn và cung cấp khí lô B Ô Môn, triển khai Chương trình thu gom khí ở mỏ Nam Côn Sơn.
Trong năm 2013, PVN cũng cố gắng vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng như “chốt” việc mở rộng công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất; khởi công Lọc dầu Nghi Sơn và hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án Lọc hóa dầu Long Sơn./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)