Theo biên bản chính thức cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 29-30/1, các chương trình mua tài sản mạnh tay, được biết đến là chương trình nới lỏng định lượng (QE), đang gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này, khi một số người muốn giảm bớt hoặc tạm ngừng lại trước khi thị trường việc làm có sự cải thiện đáng kể.
Tại cuộc họp trên, hầu hết các quan chức Fed cho rằng các chương trình mua tài sản đã có tác dụng cải thiện các điều kiện tài chính và giúp kích thích các hoạt động kinh tế.
Trong khi đó, một số quan chức đề cập đến rủi ro lạm phát và rủi ro đối với các thị trường tài chính cũng như khả năng việc tiếp tục mua tài sản có thể dẫn tới những phản ứng làm giảm sự ổn định về tài chính.
Tuy nhiên, số liệu kinh tế gần đây và việc cắt giảm chi tiêu sắp tới cho thấy rằng nền kinh tế còn yếu của Mỹ có thể chưa cho phép Fed sớm nới lỏng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện ở mức 7,9%, cao hơn nhiều so với ngưỡng 6,5% mà Fed đặt ra cho việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong tương lai.
Tranh cãi về QE bắt đầu được đưa ra trong biên bản cuộc họp của Fed hồi tháng 12/2012, khi FOMC nhất trí khởi động chương trình mua không giới hạn 45 tỷ USD trái phiếu dài hạn mỗi tháng và tiếp tục việc mua 40 tỷ USD trái phiếu được đảm bảo bằng thế chấp mỗi tháng.
Tại cuộc họp vào tháng Một vừa qua, FOMC thống nhất sẽ vẫn duy trì chương trình QE trị giá 85 tỷ USD này cho đến khi thị trường việc làm phục hồi vững vàng, với điều kiện lạm phát ở mức khoảng 2%.
Lần QE này là sự bổ sung cho 2.400 tỷ USD đã được Fed bơm vào nền kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Việc xem xét lại QE dự kiến sẽ được đưa ra tại cuộc họp tới đây của FOMC vào ngày 19-20/3.
Từ năm 2008, Fed bắt đầu tung ra ba chương trình thu mua trái phiếu dài hạn của chính phủ, được gọi là QE1, QE2 và QE3, để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế và tạo công ăn việc làm.
Đến nay, thể chế tài chính này đã hoàn thành hai chương trình mua trái phiếu đầu tiên, qua đó mua hơn 2.000 tỷ USD trái phiếu dài hạn từ Bộ Tài chính Mỹ./.
Tại cuộc họp trên, hầu hết các quan chức Fed cho rằng các chương trình mua tài sản đã có tác dụng cải thiện các điều kiện tài chính và giúp kích thích các hoạt động kinh tế.
Trong khi đó, một số quan chức đề cập đến rủi ro lạm phát và rủi ro đối với các thị trường tài chính cũng như khả năng việc tiếp tục mua tài sản có thể dẫn tới những phản ứng làm giảm sự ổn định về tài chính.
Tuy nhiên, số liệu kinh tế gần đây và việc cắt giảm chi tiêu sắp tới cho thấy rằng nền kinh tế còn yếu của Mỹ có thể chưa cho phép Fed sớm nới lỏng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện ở mức 7,9%, cao hơn nhiều so với ngưỡng 6,5% mà Fed đặt ra cho việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong tương lai.
Tranh cãi về QE bắt đầu được đưa ra trong biên bản cuộc họp của Fed hồi tháng 12/2012, khi FOMC nhất trí khởi động chương trình mua không giới hạn 45 tỷ USD trái phiếu dài hạn mỗi tháng và tiếp tục việc mua 40 tỷ USD trái phiếu được đảm bảo bằng thế chấp mỗi tháng.
Tại cuộc họp vào tháng Một vừa qua, FOMC thống nhất sẽ vẫn duy trì chương trình QE trị giá 85 tỷ USD này cho đến khi thị trường việc làm phục hồi vững vàng, với điều kiện lạm phát ở mức khoảng 2%.
Lần QE này là sự bổ sung cho 2.400 tỷ USD đã được Fed bơm vào nền kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Việc xem xét lại QE dự kiến sẽ được đưa ra tại cuộc họp tới đây của FOMC vào ngày 19-20/3.
Từ năm 2008, Fed bắt đầu tung ra ba chương trình thu mua trái phiếu dài hạn của chính phủ, được gọi là QE1, QE2 và QE3, để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế và tạo công ăn việc làm.
Đến nay, thể chế tài chính này đã hoàn thành hai chương trình mua trái phiếu đầu tiên, qua đó mua hơn 2.000 tỷ USD trái phiếu dài hạn từ Bộ Tài chính Mỹ./.
Lê Minh (TTXVN)