Nhà báo Tom Plate, đồng thời là học giả cao cấp chuyên nghiên cứu về châu Á-Thái Bình Dương của Đại học Loyola Marymount (Mỹ), vừa có bài viết về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong hoàn cảnh mới, được đăng trên tờ Khaleej Times Online ngày 16/11, trong đó nhận định mối quan hệ Việt Nam-Mỹ đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế-thương mại.
Cũng giống như phần lớn các nước châu Á khác, Việt Nam đang phát triển. Dù thu nhập đầu người ở Việt Nam còn thấp hơn cả những nước như Philippines nhưng đang được nâng lên từng ngày. Chỉ riêng dân số thôi, Việt Nam lớn gấp ba lần Peru, lớn hơn một phần tư so với Pháp, hơn gấp đôi Canada và gần gấp bốn lần so với Australia. Công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam đã và đang giải phóng mạnh mẽ sức lao động.
Ông Plate cho biết lần gần đây nhất tới Việt Nam, ông cảm thấy rõ rệt sự năng động ở đó. Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC vừa mới kết thúc ở Hawaii, Việt Nam đã khẳng định một cách rõ ràng quan điểm hợp tác với Mỹ.
Những động thái của Việt Nam trong thời gian qua được hiểu như nước này nhìn nhận sự hợp tác với Mỹ là điều không thể thiếu.
Bài báo có đoạn viết: "Mỹ đang phải đối diện với hàng loạt mối hiểm nguy khi để cho lợi ích quốc gia lệ thuộc vào nhiều nước khác. Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc, trong khi Mỹ lại đang là con nợ khổng lồ của Trung Quốc. Xây dựng mối quan hệ tốt với Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu đối của Mỹ. Nhưng chúng ta cũng cần phải có một đường hướng riêng ở châu Á."
Chính sách mới của Mỹ, hướng nhiều hơn vào châu Á đã và đang thu hút được nhiều sự chú ý. Những nỗ lực của Tổng thống Barack Obama ngay tại APEC nhằm rỡ bỏ rào cản thương mại mại là sự khởi động tuyệt vời cho chính sách ấy.
Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Mỹ, đang có thêm nhiều nước muốn gia nhập sẽ chiếm 40% nền kinh tế thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton một lần nữa khẳng định tại diễn đàn APEC: "Ngày càng trở nên rõ ràng là khu vực châu Á Thái Bình Dương, từ tiểu lục địa Ấn Độ cho tới bờ biển phía Tây của châu Mỹ, sẽ trở thành trung tâm kinh tế và chiến lược trong thế kỷ 21"./.
Cũng giống như phần lớn các nước châu Á khác, Việt Nam đang phát triển. Dù thu nhập đầu người ở Việt Nam còn thấp hơn cả những nước như Philippines nhưng đang được nâng lên từng ngày. Chỉ riêng dân số thôi, Việt Nam lớn gấp ba lần Peru, lớn hơn một phần tư so với Pháp, hơn gấp đôi Canada và gần gấp bốn lần so với Australia. Công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam đã và đang giải phóng mạnh mẽ sức lao động.
Ông Plate cho biết lần gần đây nhất tới Việt Nam, ông cảm thấy rõ rệt sự năng động ở đó. Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC vừa mới kết thúc ở Hawaii, Việt Nam đã khẳng định một cách rõ ràng quan điểm hợp tác với Mỹ.
Những động thái của Việt Nam trong thời gian qua được hiểu như nước này nhìn nhận sự hợp tác với Mỹ là điều không thể thiếu.
Bài báo có đoạn viết: "Mỹ đang phải đối diện với hàng loạt mối hiểm nguy khi để cho lợi ích quốc gia lệ thuộc vào nhiều nước khác. Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc, trong khi Mỹ lại đang là con nợ khổng lồ của Trung Quốc. Xây dựng mối quan hệ tốt với Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu đối của Mỹ. Nhưng chúng ta cũng cần phải có một đường hướng riêng ở châu Á."
Chính sách mới của Mỹ, hướng nhiều hơn vào châu Á đã và đang thu hút được nhiều sự chú ý. Những nỗ lực của Tổng thống Barack Obama ngay tại APEC nhằm rỡ bỏ rào cản thương mại mại là sự khởi động tuyệt vời cho chính sách ấy.
Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Mỹ, đang có thêm nhiều nước muốn gia nhập sẽ chiếm 40% nền kinh tế thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton một lần nữa khẳng định tại diễn đàn APEC: "Ngày càng trở nên rõ ràng là khu vực châu Á Thái Bình Dương, từ tiểu lục địa Ấn Độ cho tới bờ biển phía Tây của châu Mỹ, sẽ trở thành trung tâm kinh tế và chiến lược trong thế kỷ 21"./.
Tuấn Đạt (TTXVN/Vietnam+)