Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản ra ngày 1/6, đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch hành động quyết liệt và chỉ đạo sát sao công tác quản lý giết mổ, buôn bán, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn Thủ đô.
Việc quản lý nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan cho người và động vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
Theo văn bản đề xuất của Bộ Nông nghiệp, thành phố Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp cấp bách, như chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Thành phố cần yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải tổ chức giết mổ gia súc, gia cầm trên sàn cao (cách nền nhà ít nhất 0,4 m) hoặc giết mổ trên dàn treo; không cho phép cơ quan thú y tổ chức kiểm tra, đóng dấu kiểm soát giết mổ và thu tiền tại các chợ; không cho bán gia cầm sống tại các chợ trong nội thành.
Hà Nội quy hoạch địa điểm buôn bán thịt gia súc, gia cầm tại các chợ cố định, chợ đầu mối buôn bán nông sản thực phẩm để tổ chức quản lý, kiểm soát việc kinh doanh và vệ sinh tiêu độc khử trùng hàng ngày. Hà Nội chỉ cho phép vận chuyển thịt gia súc, gia cầm bằng xe ôtô chuyên dụng, hoặc bằng xe máy có thùng đựng kín đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y…
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành phố Hà Nội dù đã xây dựng được 14 cơ sở giết mổ tập trung, nhưng hiện có nhiều cơ sở không còn hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng nên lượng thịt cung ứng cho thị trường còn rất thấp.
Trong khi đó, Hà Nội còn tồn tại trên 3.725 hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tại 289 xã, thị trấn không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và không được cơ quan thú y kiểm soát theo quy định.
Ngoài ra, việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận vào nội thành Hà Nội vẫn còn rất nhiều bất cập, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm./.
Việc quản lý nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan cho người và động vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
Theo văn bản đề xuất của Bộ Nông nghiệp, thành phố Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp cấp bách, như chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Thành phố cần yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải tổ chức giết mổ gia súc, gia cầm trên sàn cao (cách nền nhà ít nhất 0,4 m) hoặc giết mổ trên dàn treo; không cho phép cơ quan thú y tổ chức kiểm tra, đóng dấu kiểm soát giết mổ và thu tiền tại các chợ; không cho bán gia cầm sống tại các chợ trong nội thành.
Hà Nội quy hoạch địa điểm buôn bán thịt gia súc, gia cầm tại các chợ cố định, chợ đầu mối buôn bán nông sản thực phẩm để tổ chức quản lý, kiểm soát việc kinh doanh và vệ sinh tiêu độc khử trùng hàng ngày. Hà Nội chỉ cho phép vận chuyển thịt gia súc, gia cầm bằng xe ôtô chuyên dụng, hoặc bằng xe máy có thùng đựng kín đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y…
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành phố Hà Nội dù đã xây dựng được 14 cơ sở giết mổ tập trung, nhưng hiện có nhiều cơ sở không còn hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng nên lượng thịt cung ứng cho thị trường còn rất thấp.
Trong khi đó, Hà Nội còn tồn tại trên 3.725 hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tại 289 xã, thị trấn không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và không được cơ quan thú y kiểm soát theo quy định.
Ngoài ra, việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận vào nội thành Hà Nội vẫn còn rất nhiều bất cập, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm./.
(TTXVN/Vietnam+)