Nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc, phía sau ngôi chùa Chăntagăngsây (thường gọi chùa Miên), gần cầu Lê Văn Sĩ, thuộc phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, quán cơm chay miễn phí Thiện Tâm do bác Lê Công Thượng hay là “thầy Sáu địa lý” làm chủ, đã tồn tại đến nay gần bốn năm.
Đúng như tên của quán, Thiện Tâm đã gợi mở “tâm thiện” và làm lan tỏa lòng nhân ái cho nhiều người.
Vào những ngày lẻ hàng tuần, thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy, từ khoảng 10 giờ đến 12 giờ, bất kỳ ai gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ được quán sẵn sàng phục vụ miễn phí.
Hầu hết khách đến ăn là những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn như những em đánh giày, anh đạp xích lô, chị bán vé số, người tàn tật, ăn xin, công nhân, sinh viên, học sinh... đều được phục vụ như nhau.
Phần cơm gồm món mặn, món canh, khẩu phần không hạn chế và còn tráng miệng thêm một trái chuối. Ai muốn mang thêm phần về nhà cũng được đáp ứng.
Đáng chú ý, là với lượng khách mỗi ngày khoảng 450 người, nhưng ở đây mọi thứ đều sạch sẽ, tươm tất. Quán ăn luôn trật tự, ngăn nắp, bởi ai cũng được đối xử bình đẳng, hòa nhã, với tinh thần thiện nguyện, đúng như cái cái tên Thiện Tâm - phương châm hoạt động của quán.
Bác Lê Công Thượng, năm nay 72 tuổi cho biết, đội ngũ phục vụ của quán khoảng 20 người, thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp trong xã hội, có người đang làm việc ở cơ quan nhà nước, có người chạy xe ôm, có người đang đi học và có người đang thất nghiệp. Họ tự sắp xếp thời gian để có thể đến đây tự nguyện góp sức, góp công cùng chủ quán giúp đỡ người nghèo khó.
Theo sự phân công của “thầy Sáu,” có người đến quán từ 4 giờ sáng để đi chợ, rồi sơ chế thực phẩm, chuẩn bị cho việc nấu nướng bắt đầu từ lúc 7 giờ 30 phút sáng. Mọi công việc được hoàn tất trước 9 giờ 30 phút để sẵn sàng phục vụ.
Khi được hỏi về động cơ và kinh phí hoạt động, bác Thượng cho biết, quán được mở từ ngày 24/6/2007, kinh phí hoạt động do gia đình bác và một người bạn vong niên của bác, là anh Nguyễn Tấn Thịnh, 40 tuổi, một nhà hảo tâm ở quận Gò Vấp đóng góp.
Bác Thượng tâm sự, mặc dù làm từ thiện, nhưng trong thời gian mới thành lập, quán cũng gặp một số trở ngại, bởi có người còn hồ nghi, sợ đằng sau việc làm từ thiện có ý đồ gì khác. Tuy nhiên, bác chẳng bao giờ phân trần, biện bạch, theo như lời Phật dạy “Oan khiên không cần biện bạch,” cứ tâm thẳng, lòng ngay mà làm; lấy sự giúp đỡ, cứu khổ con người làm cứu cánh, niềm an lạc cho bản thân mình.
Bác Thượng vui vẻ cho biết, quán cơm Thiện Tâm cũng đã được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ và nhiều người tìm đến động viên, ủng hộ vật chất, tinh thần, chia sẻ với bác những việc làm từ thiện và thiết thực cho xã hội.
Một cán bộ của Ủy ban nhân dân phường 7 cho biết, quán cơm chay Thiện Tâm, ngoài phục vụ bữa ăn trưa miễn phí cho mọi người, còn giúp đỡ nhiều trường hợp khó khăn, như tặng xe lăn cho người tàn tật; xe ba gác, xe gắn máy cho những người còn sức lao động nhưng không có phương tiện làm ăn; xe đạp cho sinh viên, học sinh nghèo và những trường hợp cơ nhỡ, ốm đau, cơ cực tại địa phương đều được chủ quán Thiện Tâm quan tâm giúp đỡ.
Tìm hiểu thêm về hoạt động của “thầy Sáu địa lý,” ngoài mở quán cơm miễn phí giúp người nghèo, “thầy Sáu” còn làm nhiều việc hữu ích cho xã hội. Ông là một người đã “thu phục” nhiều “đại ca,” “giác ngộ” nhiều thành phần bất hảo trong xã hội “cải tà quy chính.”
Qua những việc làm thiết thực cũng như bằng lời dạy bảo, khuyên răn chí lý, chí tình của “thầy Sáu,” nhiều tay anh chị khu vực “chùa Miên,” trong đó có những người đi cai nghiện trở về không có việc làm; những tay đâm thuê chém mướn, chuyên gây rối trật tự xã hội địa phương, đã từng vào tù ra tội đã trở về cuộc sống hiền lương, trở thành công dân hữu ích cho xã hội.
Anh Đào Công Thức, cảnh sát khu vực phường 7, quận 3 cho biết, từ lúc có quán cơm Thiện Tâm hoạt động đến nay đã gần bốn năm, hầu như những việc làm từ thiện của bác Thượng đã có sức lan tỏa đến nhiều người, tình hình an ninh trật tự xã hội địa bàn đã tốt hơn rất nhiều. Chính quyền địa phương đánh giá rất cao những đóng góp và công lao của ông Lê Công Thượng, chủ quán cơm Thiện Tâm, người đã gợi mở tâm thiện cho mọi người và góp phần cùng địa phương mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho người dân./.
Đúng như tên của quán, Thiện Tâm đã gợi mở “tâm thiện” và làm lan tỏa lòng nhân ái cho nhiều người.
Vào những ngày lẻ hàng tuần, thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy, từ khoảng 10 giờ đến 12 giờ, bất kỳ ai gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ được quán sẵn sàng phục vụ miễn phí.
Hầu hết khách đến ăn là những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn như những em đánh giày, anh đạp xích lô, chị bán vé số, người tàn tật, ăn xin, công nhân, sinh viên, học sinh... đều được phục vụ như nhau.
Phần cơm gồm món mặn, món canh, khẩu phần không hạn chế và còn tráng miệng thêm một trái chuối. Ai muốn mang thêm phần về nhà cũng được đáp ứng.
Đáng chú ý, là với lượng khách mỗi ngày khoảng 450 người, nhưng ở đây mọi thứ đều sạch sẽ, tươm tất. Quán ăn luôn trật tự, ngăn nắp, bởi ai cũng được đối xử bình đẳng, hòa nhã, với tinh thần thiện nguyện, đúng như cái cái tên Thiện Tâm - phương châm hoạt động của quán.
Bác Lê Công Thượng, năm nay 72 tuổi cho biết, đội ngũ phục vụ của quán khoảng 20 người, thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp trong xã hội, có người đang làm việc ở cơ quan nhà nước, có người chạy xe ôm, có người đang đi học và có người đang thất nghiệp. Họ tự sắp xếp thời gian để có thể đến đây tự nguyện góp sức, góp công cùng chủ quán giúp đỡ người nghèo khó.
Theo sự phân công của “thầy Sáu,” có người đến quán từ 4 giờ sáng để đi chợ, rồi sơ chế thực phẩm, chuẩn bị cho việc nấu nướng bắt đầu từ lúc 7 giờ 30 phút sáng. Mọi công việc được hoàn tất trước 9 giờ 30 phút để sẵn sàng phục vụ.
Khi được hỏi về động cơ và kinh phí hoạt động, bác Thượng cho biết, quán được mở từ ngày 24/6/2007, kinh phí hoạt động do gia đình bác và một người bạn vong niên của bác, là anh Nguyễn Tấn Thịnh, 40 tuổi, một nhà hảo tâm ở quận Gò Vấp đóng góp.
Bác Thượng tâm sự, mặc dù làm từ thiện, nhưng trong thời gian mới thành lập, quán cũng gặp một số trở ngại, bởi có người còn hồ nghi, sợ đằng sau việc làm từ thiện có ý đồ gì khác. Tuy nhiên, bác chẳng bao giờ phân trần, biện bạch, theo như lời Phật dạy “Oan khiên không cần biện bạch,” cứ tâm thẳng, lòng ngay mà làm; lấy sự giúp đỡ, cứu khổ con người làm cứu cánh, niềm an lạc cho bản thân mình.
Bác Thượng vui vẻ cho biết, quán cơm Thiện Tâm cũng đã được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ và nhiều người tìm đến động viên, ủng hộ vật chất, tinh thần, chia sẻ với bác những việc làm từ thiện và thiết thực cho xã hội.
Một cán bộ của Ủy ban nhân dân phường 7 cho biết, quán cơm chay Thiện Tâm, ngoài phục vụ bữa ăn trưa miễn phí cho mọi người, còn giúp đỡ nhiều trường hợp khó khăn, như tặng xe lăn cho người tàn tật; xe ba gác, xe gắn máy cho những người còn sức lao động nhưng không có phương tiện làm ăn; xe đạp cho sinh viên, học sinh nghèo và những trường hợp cơ nhỡ, ốm đau, cơ cực tại địa phương đều được chủ quán Thiện Tâm quan tâm giúp đỡ.
Tìm hiểu thêm về hoạt động của “thầy Sáu địa lý,” ngoài mở quán cơm miễn phí giúp người nghèo, “thầy Sáu” còn làm nhiều việc hữu ích cho xã hội. Ông là một người đã “thu phục” nhiều “đại ca,” “giác ngộ” nhiều thành phần bất hảo trong xã hội “cải tà quy chính.”
Qua những việc làm thiết thực cũng như bằng lời dạy bảo, khuyên răn chí lý, chí tình của “thầy Sáu,” nhiều tay anh chị khu vực “chùa Miên,” trong đó có những người đi cai nghiện trở về không có việc làm; những tay đâm thuê chém mướn, chuyên gây rối trật tự xã hội địa phương, đã từng vào tù ra tội đã trở về cuộc sống hiền lương, trở thành công dân hữu ích cho xã hội.
Anh Đào Công Thức, cảnh sát khu vực phường 7, quận 3 cho biết, từ lúc có quán cơm Thiện Tâm hoạt động đến nay đã gần bốn năm, hầu như những việc làm từ thiện của bác Thượng đã có sức lan tỏa đến nhiều người, tình hình an ninh trật tự xã hội địa bàn đã tốt hơn rất nhiều. Chính quyền địa phương đánh giá rất cao những đóng góp và công lao của ông Lê Công Thượng, chủ quán cơm Thiện Tâm, người đã gợi mở tâm thiện cho mọi người và góp phần cùng địa phương mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho người dân./.
Lê Bá Lư (TTXVN/Vietnam+)