Theo Nghị quyết số 1018 ngày 21/1/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã được ấn định vào ngày Chủ Nhật 22/5.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng vừa tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất nhằm thảo luận và thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII; cơ cấu, thành phần, số lượng người của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Ông Trần Đình Đàn, ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ủy viên Hội đồng bầu cử cho phóng viên Vietnam+ biết dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII ở trung ương và địa phương là 500 đại biểu.
Trong đó, số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan Quốc hội là 100 đại biểu.
- Xin ông cho biết về việc lựa chọn số lượng đại biểu và đại biểu chuyên trách Quốc hội khóa XIII?
Ông Trần Đình Đàn: Hiện công tác chuẩn bị đang được tiến hành theo đúng lịch trình để ngày Chủ nhật 22/5 tới, cả nước sẽ tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thật sự dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
Mục tiêu là đảm bảo đủ số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp theo quy định, có chất lượng và cơ cấu hợp lý.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã dự kiến số lượng 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII. Trong đó, đại biểu trung ương là 183 vị, địa phương là 317 vị.
Như vậy, có những hội đồng và ủy ban của Quốc hội, số lượng đại biểu ít nhất cũng phải là 5 người. Nhiều hơn là cũng phải trên 10 người.
Về số lượng khoảng 100 đại biểu Quốc hội khóa XIII hoạt động chuyên trách, tính ra cứ mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 1 vị. Trừ hai thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể có hai đại biểu chuyên trách.
- Ông có thể cho biết số lượng các hội đồng và ủy ban của Quốc hội khóa XIII có thay đổi, tăng thêm hay chia tách so với khóa trước không?
Ông Trần Đình Đàn: Hiện nay cũng đang cân nhắc, nghiên cứu để trình Quốc hội. Ví dụ như Ban Dân nguyện cũng đang có nhiều ý kiến muốn đưa thành Ủy ban Dân nguyện để có điều kiện tham gia tích cực hơn vào việc phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Đồng thời người dân cũng có được tiếng nói đầy đủ, kịp thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng đến các cơ quan nhà nước. Mà làm việc này tốt thì tạo điều kiện cho người dân có quyền làm chủ tốt hơn trong quá trình phát triển của đất nước.
Ngoài đó ra thì nhiệm kỳ này vẫn ổn định Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội như trước.
- Về quá trình chuẩn bị nhân sự, theo ông thì cần phải tập trung vào những khía cạnh nào?
Ông Trần Đình Đàn: Chọn đại biểu trước hết là phải được cử tri tín nhiệm, tin tưởng và do nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu. Nếu chọn đại biểu chuyên trách ở tại Văn phòng Quốc hội phải chọn ở cấp Vụ trưởng trở lên. Nhưng nếu xuất hiện các đồng chí Vụ phó nhưng xuất sắc thì cũng nên để họ tham gia công việc này.
Cơ cấu cũng sẽ được quy định như cơ cấu lãnh đạo, đại diện các ngành, các lĩnh vực như thế nào, độ tuổi ra sao. Nhưng theo tôi, vấn đề quan trọng nhất là chọn đại biểu làm sao có chất lượng thật tốt, đặc biệt là đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Công dân có đủ độ tuổi, chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật, hội tụ đủ điều kiện theo quy định thì có quyền tự ứng cử. Nhưng theo tôi không loại trừ khả năng sẽ có những trường hợp ứng cử tự do. Còn việc có được chọn vào danh sách hay không thì còn phải trải qua các quy trình hiệp thương nữa.
Người được giới thiệu ứng cử cần phải có đủ năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu; thường xuyên liên hệ với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến nhân dân, không tham nhũng, luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Xin cảm ơn ông./.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng vừa tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất nhằm thảo luận và thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII; cơ cấu, thành phần, số lượng người của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Ông Trần Đình Đàn, ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ủy viên Hội đồng bầu cử cho phóng viên Vietnam+ biết dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII ở trung ương và địa phương là 500 đại biểu.
Trong đó, số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan Quốc hội là 100 đại biểu.
- Xin ông cho biết về việc lựa chọn số lượng đại biểu và đại biểu chuyên trách Quốc hội khóa XIII?
Ông Trần Đình Đàn: Hiện công tác chuẩn bị đang được tiến hành theo đúng lịch trình để ngày Chủ nhật 22/5 tới, cả nước sẽ tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thật sự dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
Mục tiêu là đảm bảo đủ số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp theo quy định, có chất lượng và cơ cấu hợp lý.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã dự kiến số lượng 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII. Trong đó, đại biểu trung ương là 183 vị, địa phương là 317 vị.
Như vậy, có những hội đồng và ủy ban của Quốc hội, số lượng đại biểu ít nhất cũng phải là 5 người. Nhiều hơn là cũng phải trên 10 người.
Về số lượng khoảng 100 đại biểu Quốc hội khóa XIII hoạt động chuyên trách, tính ra cứ mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 1 vị. Trừ hai thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể có hai đại biểu chuyên trách.
- Ông có thể cho biết số lượng các hội đồng và ủy ban của Quốc hội khóa XIII có thay đổi, tăng thêm hay chia tách so với khóa trước không?
Ông Trần Đình Đàn: Hiện nay cũng đang cân nhắc, nghiên cứu để trình Quốc hội. Ví dụ như Ban Dân nguyện cũng đang có nhiều ý kiến muốn đưa thành Ủy ban Dân nguyện để có điều kiện tham gia tích cực hơn vào việc phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Đồng thời người dân cũng có được tiếng nói đầy đủ, kịp thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng đến các cơ quan nhà nước. Mà làm việc này tốt thì tạo điều kiện cho người dân có quyền làm chủ tốt hơn trong quá trình phát triển của đất nước.
Ngoài đó ra thì nhiệm kỳ này vẫn ổn định Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội như trước.
- Về quá trình chuẩn bị nhân sự, theo ông thì cần phải tập trung vào những khía cạnh nào?
Ông Trần Đình Đàn: Chọn đại biểu trước hết là phải được cử tri tín nhiệm, tin tưởng và do nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu. Nếu chọn đại biểu chuyên trách ở tại Văn phòng Quốc hội phải chọn ở cấp Vụ trưởng trở lên. Nhưng nếu xuất hiện các đồng chí Vụ phó nhưng xuất sắc thì cũng nên để họ tham gia công việc này.
Cơ cấu cũng sẽ được quy định như cơ cấu lãnh đạo, đại diện các ngành, các lĩnh vực như thế nào, độ tuổi ra sao. Nhưng theo tôi, vấn đề quan trọng nhất là chọn đại biểu làm sao có chất lượng thật tốt, đặc biệt là đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Công dân có đủ độ tuổi, chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật, hội tụ đủ điều kiện theo quy định thì có quyền tự ứng cử. Nhưng theo tôi không loại trừ khả năng sẽ có những trường hợp ứng cử tự do. Còn việc có được chọn vào danh sách hay không thì còn phải trải qua các quy trình hiệp thương nữa.
Người được giới thiệu ứng cử cần phải có đủ năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu; thường xuyên liên hệ với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến nhân dân, không tham nhũng, luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)