Sân bay Frankfurt, sân bay lớn thứ ba châu Âu, đã rơi vào trạng thái hỗn loạn khi nhiều chuyến bay phải hủy vì tình trạng đình công của công nhân ngành hàng không, dự tính kéo dài đến hết thứ sáu 17/2.
Công ty Fraport, đơn vị sở hữu và vận hành sân bay Frankfurt, đang dự định duy trì khoảng 50% các hoạt động ở sân bay trong hai ngày 16/2 và 17/2, bất chấp cuộc đình công quy mô của công nhân.
Người phát ngôn của hãng Fraport, ông Mike Schweitzer cho biết hiện hãng sẽ cân nhắc những chuyến bay nào được phép cất hoặc hạ cánh trong thời gian tới. Hiện hãng này cũng đã lên kế hoạch bổ sung nhân viên, thay cho những người đang tiến hành đình công.
Hiện liên đoàn GdF của công nhân ngành hàng không ước tính khoảng 400 chuyến bay, tương đương 30-40% tổng số chuyến bay hàng ngày, đã bị ảnh hưởng trong ngày 15/2.
Hãng hàng không Lufthansa cho biết 100 chuyến bay của hãng đã bị huỷ hạ hoặc cất cánh vì điều kiện thực tế.
Theo liên đoàn GdF, khoảng 200 nhân viên, bao gồm các công nhân trong trung tâm điều phối, đã ngừng làm việc để gây sức ép đòi tăng lương.
Phát biểu về vụ đình công, liên đoàn công nghiệp BDL của Đức đã lên tiếng chỉ trích. Ông Klaus-Peter Siegloch, Chủ tịch BDL, nhận xét: "Chỉ có 200 người trong tổng số 20.000 người đang làm việc ở sân bay Frankfurt không hài lòng với số lương họ nhận được. Đó chỉ là một nhóm nhỏ đang ảnh hưởng tới hàng chục nghìn người khác. Cuộc đình công sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều chuyến bay và khiến kế hoạch của nhiều người bị đảo lộn"./.
Công ty Fraport, đơn vị sở hữu và vận hành sân bay Frankfurt, đang dự định duy trì khoảng 50% các hoạt động ở sân bay trong hai ngày 16/2 và 17/2, bất chấp cuộc đình công quy mô của công nhân.
Người phát ngôn của hãng Fraport, ông Mike Schweitzer cho biết hiện hãng sẽ cân nhắc những chuyến bay nào được phép cất hoặc hạ cánh trong thời gian tới. Hiện hãng này cũng đã lên kế hoạch bổ sung nhân viên, thay cho những người đang tiến hành đình công.
Hiện liên đoàn GdF của công nhân ngành hàng không ước tính khoảng 400 chuyến bay, tương đương 30-40% tổng số chuyến bay hàng ngày, đã bị ảnh hưởng trong ngày 15/2.
Hãng hàng không Lufthansa cho biết 100 chuyến bay của hãng đã bị huỷ hạ hoặc cất cánh vì điều kiện thực tế.
Theo liên đoàn GdF, khoảng 200 nhân viên, bao gồm các công nhân trong trung tâm điều phối, đã ngừng làm việc để gây sức ép đòi tăng lương.
Phát biểu về vụ đình công, liên đoàn công nghiệp BDL của Đức đã lên tiếng chỉ trích. Ông Klaus-Peter Siegloch, Chủ tịch BDL, nhận xét: "Chỉ có 200 người trong tổng số 20.000 người đang làm việc ở sân bay Frankfurt không hài lòng với số lương họ nhận được. Đó chỉ là một nhóm nhỏ đang ảnh hưởng tới hàng chục nghìn người khác. Cuộc đình công sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều chuyến bay và khiến kế hoạch của nhiều người bị đảo lộn"./.
Trà My (Vietnam+)