Chiều 15/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế khu vực châu Á (ASIA IUCN) ra mắt sáng kiến "Rừng ngập mặn cho tương lai" giai đoạn 2 (2010-2015).
Là một quốc gia chịu nhiều thảm họa của thiên tai, đặc biệt là biến đổi khí hậu, đồng thời với mục đích học hỏi những bài học kinh nghiệm ứng phó với sóng thần thông qua sáng kiến đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ khu vực và chia sẻ các bài học từ các nỗ lực quốc gia, tháng 1/2010, Việt Nam đã được công nhận là thành viên chính thức của sáng kiến "Rừng ngập mặn cho tương lai" (MFF) giai đoạn 2 (2010-2015).
Trở thành thành viên chính thức của MFF, Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái vùng bờ trong khuôn khổ sáng kiến.
Việt Nam thu nhận được lợi ích từ các hoạt động của MFF giai đoạn 2 và chia sẻ những kiến thức, bài học kinh nghiệm, các thực hành tốt trong bảo tồn, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái vùng bờ nói riêng và quản lý tổng hợp vùng bờ nói chung với các thành viên khác trong khu vực.
Trước mắt, MFF sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện Kế hoạch hành động Chiến lược Quốc gia (NSAP) nhằm xác định những dự án địa phương tiềm năng để hỗ trợ thực hiện.
Chương trình thiết lập Nhóm công tác vùng làm cơ chế để tiếp tục những thảo luận liên quan đến cacbon với các nước láng giếng như Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Nhóm công tác sẽ giúp đảm bảo sự chia sẻ liên tục các kinh nghiệm và kiến thức quốc tế trong khu vực.
Để giúp điều hành các hoạt động của MFF tại Việt Nam trong giai đoạn 2, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định thành lập Ban điều hành quốc gia gồm 12 thành viên, bao gồm các nhà khoa học và quản lý có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý vùng bờ và các hệ sinh thái ở Việt Nam. Đại diện là các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, trường đại học và viện nghiên cứu liên quan.
Sáng kiến "Rừng ngập mặn cho tương lai" (MFF) đã bắt đầu triển khai từ năm 2006 và kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2010, với sự tham gia của 6 nước chịu thảm họa của sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương.
Từ những bài học kinh nghiệm của giai đoạn 1, Chương trình MFF nhân rộng sang các đối tượng khác liên quan tới quản lý vùng bờ và khuyến khích sự tham gia của các quốc gia ven biển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dạng thiên tai khác.
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của Sáng kiến MFF, ngày 12/6/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thư đề nghị Việt Nam được tham gia vào sáng kiến của chương trình MFF.
Ngày 4/7/2008, Việt Nam đã được chấp thuận đề nghị. Ngay sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cử Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam làm cơ quan đầu mối quốc gia của MFF Việt Nam./.
Là một quốc gia chịu nhiều thảm họa của thiên tai, đặc biệt là biến đổi khí hậu, đồng thời với mục đích học hỏi những bài học kinh nghiệm ứng phó với sóng thần thông qua sáng kiến đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ khu vực và chia sẻ các bài học từ các nỗ lực quốc gia, tháng 1/2010, Việt Nam đã được công nhận là thành viên chính thức của sáng kiến "Rừng ngập mặn cho tương lai" (MFF) giai đoạn 2 (2010-2015).
Trở thành thành viên chính thức của MFF, Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái vùng bờ trong khuôn khổ sáng kiến.
Việt Nam thu nhận được lợi ích từ các hoạt động của MFF giai đoạn 2 và chia sẻ những kiến thức, bài học kinh nghiệm, các thực hành tốt trong bảo tồn, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái vùng bờ nói riêng và quản lý tổng hợp vùng bờ nói chung với các thành viên khác trong khu vực.
Trước mắt, MFF sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện Kế hoạch hành động Chiến lược Quốc gia (NSAP) nhằm xác định những dự án địa phương tiềm năng để hỗ trợ thực hiện.
Chương trình thiết lập Nhóm công tác vùng làm cơ chế để tiếp tục những thảo luận liên quan đến cacbon với các nước láng giếng như Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Nhóm công tác sẽ giúp đảm bảo sự chia sẻ liên tục các kinh nghiệm và kiến thức quốc tế trong khu vực.
Để giúp điều hành các hoạt động của MFF tại Việt Nam trong giai đoạn 2, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định thành lập Ban điều hành quốc gia gồm 12 thành viên, bao gồm các nhà khoa học và quản lý có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý vùng bờ và các hệ sinh thái ở Việt Nam. Đại diện là các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, trường đại học và viện nghiên cứu liên quan.
Sáng kiến "Rừng ngập mặn cho tương lai" (MFF) đã bắt đầu triển khai từ năm 2006 và kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2010, với sự tham gia của 6 nước chịu thảm họa của sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương.
Từ những bài học kinh nghiệm của giai đoạn 1, Chương trình MFF nhân rộng sang các đối tượng khác liên quan tới quản lý vùng bờ và khuyến khích sự tham gia của các quốc gia ven biển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dạng thiên tai khác.
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của Sáng kiến MFF, ngày 12/6/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thư đề nghị Việt Nam được tham gia vào sáng kiến của chương trình MFF.
Ngày 4/7/2008, Việt Nam đã được chấp thuận đề nghị. Ngay sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cử Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam làm cơ quan đầu mối quốc gia của MFF Việt Nam./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)