Trong chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm năm tới, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX đã xác định 6 chương trình đột phá là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách hành chính; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; giảm ùn tắc giao thông; giảm ngập nước và giảm ô nhiễm môi trường.
Thành phố xác định sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình này. Trong Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thành phố triển khai thực hiện các giải pháp xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó, tập trung nguồn nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động chất lượng cao.
Chương trình cải cách hành chính được gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn; đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thành phố và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, là một trong 5 chương trình đòn bẩy của thành phố từ Đại hội trước và đã đạt được một số kết quả: sự đóng góp của các ngành trong GDP có sự chuyển biến tích cực; dự kiến đến cuối năm 2010 khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 54%, khu vực công nghiệp-xây dựng là 44,8%, khu vực nông nghiệp là 1,2%.
Trong 5 năm tới, thành phố tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện chương trình này nhằm phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học-công nghệ cao, giá trị tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả cao, bền vững.
Chương trình giảm ùn tắc giao thông tập trung đầu tư xây dựng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông, hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối Vùng thành phố Hồ Chí Minh; phát triển nhanh vận tải hành khách công cộng, ưu tiên giao thông công cộng sức chở lớn; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông.
Thành phố phấn đấu xóa các điểm ngập do mưa hiện hữu, kéo giảm tình trạng ngập nước lưu vực Bắc Tàu Hũ và Tân Hóa-Lò Gốm, bao gồm các quận 11, Tân Phú, Bình Tân, 6, 11 và một phần quận 5, không để tái diễn tình trạng ngập do thi công và khống chế tình trạng phát sinh các điểm ngập mới.
Đối với 5 vùng thoát nước còn lại với diện tích 580km2, dân số khoảng 3,4 triệu người, thành phố cố gắng giảm 70% điểm ngập nước do mưa, 50% các điểm ngập do triều hiện hữu và kiểm soát, ngăn chặn không cho phát sinh điểm ngập mới.
Đến giai đoạn 2016-2020, giải quyết cơ bản ngập nước do mưa tại 5 lưu vực ngoại vi và phần diện tích còn lại của thành phố. Đến 2025 giải quyết triệt để tình trạng ngập nước do mưa và giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do lũ và triều, có xét đến hiện tượng mực nước biển dâng cao trong tương lai trên toàn địa bàn thành phố.
Trong Chương trình giảm ô nhiễm môi trường, thành phố tập trung kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; khắc phục những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Thành phố tăng cường cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, tiểu đảo, công viên... nhất là ở khu vực trung tâm; xây dựng thành phố xanh, sạch, có môi trường sống tốt; khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ phát triển Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.../.
Thành phố xác định sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình này. Trong Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thành phố triển khai thực hiện các giải pháp xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó, tập trung nguồn nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động chất lượng cao.
Chương trình cải cách hành chính được gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn; đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thành phố và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, là một trong 5 chương trình đòn bẩy của thành phố từ Đại hội trước và đã đạt được một số kết quả: sự đóng góp của các ngành trong GDP có sự chuyển biến tích cực; dự kiến đến cuối năm 2010 khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 54%, khu vực công nghiệp-xây dựng là 44,8%, khu vực nông nghiệp là 1,2%.
Trong 5 năm tới, thành phố tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện chương trình này nhằm phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học-công nghệ cao, giá trị tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả cao, bền vững.
Chương trình giảm ùn tắc giao thông tập trung đầu tư xây dựng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông, hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối Vùng thành phố Hồ Chí Minh; phát triển nhanh vận tải hành khách công cộng, ưu tiên giao thông công cộng sức chở lớn; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông.
Thành phố phấn đấu xóa các điểm ngập do mưa hiện hữu, kéo giảm tình trạng ngập nước lưu vực Bắc Tàu Hũ và Tân Hóa-Lò Gốm, bao gồm các quận 11, Tân Phú, Bình Tân, 6, 11 và một phần quận 5, không để tái diễn tình trạng ngập do thi công và khống chế tình trạng phát sinh các điểm ngập mới.
Đối với 5 vùng thoát nước còn lại với diện tích 580km2, dân số khoảng 3,4 triệu người, thành phố cố gắng giảm 70% điểm ngập nước do mưa, 50% các điểm ngập do triều hiện hữu và kiểm soát, ngăn chặn không cho phát sinh điểm ngập mới.
Đến giai đoạn 2016-2020, giải quyết cơ bản ngập nước do mưa tại 5 lưu vực ngoại vi và phần diện tích còn lại của thành phố. Đến 2025 giải quyết triệt để tình trạng ngập nước do mưa và giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do lũ và triều, có xét đến hiện tượng mực nước biển dâng cao trong tương lai trên toàn địa bàn thành phố.
Trong Chương trình giảm ô nhiễm môi trường, thành phố tập trung kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; khắc phục những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Thành phố tăng cường cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, tiểu đảo, công viên... nhất là ở khu vực trung tâm; xây dựng thành phố xanh, sạch, có môi trường sống tốt; khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ phát triển Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.../.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)