Tiếp tục phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2013, chiều 29/1, các thành viên Chính phủ đã thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và chính sách ưu đãi, hỗ trợ người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước, cùng với trọng tâm phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, Việt Nam luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trường và đã đạt được những chuyển biến tích cực. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn thiện; nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân được nâng lên; nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm và phục hồi, cải thiện môi trường có nhiều chuyển biến. Các chỉ tiêu về môi trường được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm. Lần đầu tiên, Quốc hội đã phê duyệt chương trình Mục tiêu Quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môn trường giai đoạn 2012-2015.
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, yếu kém. Trên cơ sở tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, ý kiến đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định 6 nhóm môi trường cấp bách để tập trung xử lý, gồm: Nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tình trạng thiếu quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, làm tăng thêm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường; chất thải rắn, chất thải y tế không được thu gom và xử lý triệt để; tình trạng công nghệ lạc hậu, chất thải dưới hình thức phế liệu nhập vào Việt Nam đang diễn biến phức tạp; đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng.
Tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận về nội dung xây dựng Đề án tăng cường năng lực đội ngũ, cán bộ quản lý môi trường các cấp, tập trung vào cấp quận/huyện, phường/xã; việc bố trí ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường; phân công nhiệm vụ giữa các bộ, ngành trong tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp khắc phục 6 vấn đề môi trường cấp bách nêu trên.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ là cần thiết, nhằm tập trung nguồn lực, hành động trong bảo vệ môi trường. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng việc xác định 6 nhóm vấn đề môi trường cấp bách là phù hợp, chính xác và cần thiết phải có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt, cụ thể trong xử lý. Chẳng hạn, có thể kiên quyết dừng hoạt động các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản để xảy ra ô nhiễm môi trường; các đô thị lớn nhất thiết phải xử lý triệt để lượng nước thải, chất thải rắn, chất thải y tế; các bộ, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ trong xử lý các vấn đề ô nhiễm ở lưu vực sông, đặc biệt là tình trạng xả thải, quy hoạch thủy điện không phù hợp, khai thác cát, tài nguyên trên sông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị không nên thành lập lực lượng thanh tra chuyên ngành, thay vào đó cần tăng cường phối hợp, kết hợp giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực môi trường; không nên thiết lập hệ thống ngành dọc từ Trung ương tới địa phương về bảo vệ môi trường, thay vào đó có đề án quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, ngành.
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ sẽ được hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong thời gian tới.
Nhiều ưu đãi khi được cử đi đào tạo về năng lượng nguyên tử
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, chính sách được xây dựng nhằm thu hút, lựa chọn được những người có học lực giỏi theo học, nghiên cứu các ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Góp phần đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để phục vụ xây dựng, khai thác, vận hành nhà máy điện hạt nhân và quản lí, ứng dụng, bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng nguyên tử.
Đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ tại Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 và những người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở trong và ngoài nước, bao gồm sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và kỹ thuật.
Chính sách chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính là học phí và mức hỗ trợ sinh hoạt phí đối với học viên ở các cấp đào tạo cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hay các khóa ngắn hạn ở trong nước. Đối với đào tạo ở nước ngoài, chính sách áp dụng cho sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Theo dự thảo, nếu được đào tạo trong nước, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được hỗ trợ sinh hoạt phí bằng 3,5 lần mức lương tối thiểu chung áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức/tháng; đồng thời được miễn học phí, tiền kí túc xá; được đi thực tập 6 tháng tại một số nước có ngành năng lượng nguyên tử phát triển. Sinh viên đại học xếp loại học lực giỏi trở lên được hỗ trợ sinh hoạt phí bằng 2,5 lần mức lương tối thiểu; sinh viên cao đẳng xếp loại học lực giỏi trở lên được cấp sinh hoạt phí bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung.
Nếu được đi đào tạo ở nước ngoài, sinh viên đại học, cao học, nghiên cứu sinh được cấp sinh hoạt phí bằng 1,2 lần mức sinh hoạt phí cao nhất mà Nhà nước hiện đang cấp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Việt Nam được cử đi học ở nước ngoài theo các Đề án đào tạo của Chính phủ Việt Nam; đồng thời giữ nguyên mức lương và các chế độ theo quy định hiện hành đối với học viên cao học nghiên cứu sinh trong thời gian học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.
Trong phần thảo luận, các thành viên Chính phủ cơ bản tán thành với những nội dung được đề cập. Chính phủ thống nhất sẽ ban hành Nghị định quy định chi tiết những cơ chế hỗ trợ này theo quy trình rút gọn để sớm được áp dụng.
Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã nghe báo cáo về kết quả phiên giải trình của Chính phủ trước Ủy ban Pháp luật Quốc hội về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh./.
Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước, cùng với trọng tâm phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, Việt Nam luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trường và đã đạt được những chuyển biến tích cực. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn thiện; nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân được nâng lên; nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm và phục hồi, cải thiện môi trường có nhiều chuyển biến. Các chỉ tiêu về môi trường được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm. Lần đầu tiên, Quốc hội đã phê duyệt chương trình Mục tiêu Quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môn trường giai đoạn 2012-2015.
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, yếu kém. Trên cơ sở tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, ý kiến đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định 6 nhóm môi trường cấp bách để tập trung xử lý, gồm: Nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tình trạng thiếu quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, làm tăng thêm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường; chất thải rắn, chất thải y tế không được thu gom và xử lý triệt để; tình trạng công nghệ lạc hậu, chất thải dưới hình thức phế liệu nhập vào Việt Nam đang diễn biến phức tạp; đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng.
Tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận về nội dung xây dựng Đề án tăng cường năng lực đội ngũ, cán bộ quản lý môi trường các cấp, tập trung vào cấp quận/huyện, phường/xã; việc bố trí ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường; phân công nhiệm vụ giữa các bộ, ngành trong tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp khắc phục 6 vấn đề môi trường cấp bách nêu trên.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ là cần thiết, nhằm tập trung nguồn lực, hành động trong bảo vệ môi trường. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng việc xác định 6 nhóm vấn đề môi trường cấp bách là phù hợp, chính xác và cần thiết phải có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt, cụ thể trong xử lý. Chẳng hạn, có thể kiên quyết dừng hoạt động các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản để xảy ra ô nhiễm môi trường; các đô thị lớn nhất thiết phải xử lý triệt để lượng nước thải, chất thải rắn, chất thải y tế; các bộ, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ trong xử lý các vấn đề ô nhiễm ở lưu vực sông, đặc biệt là tình trạng xả thải, quy hoạch thủy điện không phù hợp, khai thác cát, tài nguyên trên sông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị không nên thành lập lực lượng thanh tra chuyên ngành, thay vào đó cần tăng cường phối hợp, kết hợp giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực môi trường; không nên thiết lập hệ thống ngành dọc từ Trung ương tới địa phương về bảo vệ môi trường, thay vào đó có đề án quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, ngành.
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ sẽ được hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong thời gian tới.
Nhiều ưu đãi khi được cử đi đào tạo về năng lượng nguyên tử
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, chính sách được xây dựng nhằm thu hút, lựa chọn được những người có học lực giỏi theo học, nghiên cứu các ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Góp phần đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để phục vụ xây dựng, khai thác, vận hành nhà máy điện hạt nhân và quản lí, ứng dụng, bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng nguyên tử.
Đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ tại Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 và những người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở trong và ngoài nước, bao gồm sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và kỹ thuật.
Chính sách chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính là học phí và mức hỗ trợ sinh hoạt phí đối với học viên ở các cấp đào tạo cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hay các khóa ngắn hạn ở trong nước. Đối với đào tạo ở nước ngoài, chính sách áp dụng cho sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Theo dự thảo, nếu được đào tạo trong nước, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được hỗ trợ sinh hoạt phí bằng 3,5 lần mức lương tối thiểu chung áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức/tháng; đồng thời được miễn học phí, tiền kí túc xá; được đi thực tập 6 tháng tại một số nước có ngành năng lượng nguyên tử phát triển. Sinh viên đại học xếp loại học lực giỏi trở lên được hỗ trợ sinh hoạt phí bằng 2,5 lần mức lương tối thiểu; sinh viên cao đẳng xếp loại học lực giỏi trở lên được cấp sinh hoạt phí bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung.
Nếu được đi đào tạo ở nước ngoài, sinh viên đại học, cao học, nghiên cứu sinh được cấp sinh hoạt phí bằng 1,2 lần mức sinh hoạt phí cao nhất mà Nhà nước hiện đang cấp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Việt Nam được cử đi học ở nước ngoài theo các Đề án đào tạo của Chính phủ Việt Nam; đồng thời giữ nguyên mức lương và các chế độ theo quy định hiện hành đối với học viên cao học nghiên cứu sinh trong thời gian học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.
Trong phần thảo luận, các thành viên Chính phủ cơ bản tán thành với những nội dung được đề cập. Chính phủ thống nhất sẽ ban hành Nghị định quy định chi tiết những cơ chế hỗ trợ này theo quy trình rút gọn để sớm được áp dụng.
Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã nghe báo cáo về kết quả phiên giải trình của Chính phủ trước Ủy ban Pháp luật Quốc hội về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh./.
Thiện Thuật (TTXVN)