Bộ Tài chính vừa có công văn số 13590/BTC-CST gửi các bộ ngành liên quan và Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) về kế hoạch cắt giảm mạnh thuế suất thuế nhập khẩu ôtô tải nguyên chiếc kể từ 1/1/2011.
Mức thuế (dự thảo) cho toàn bộ xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc thấp hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu đang áp dụng. Cụ thể, xe dưới 5 tấn giảm từ 70% xuống 30%, xe trên 5 tấn và 10 tấn giảm từ 50% xuống 25%, xe trên 10 tấn và dưới 20 tấn giảm từ 50% xuống 25%, xe dưới 5 tấn giảm từ 25% xuống 15%.
Như vậy, khoảng cách mức thuế giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp từ phụ tùng nhập khẩu là 10-15% và mức thuế mới này còn thấp hơn 50% mức thuế theo cam kết với WTO và ASEAN năm 2018 (mức thuế theo cam kết 2018 từ 55-70%. Đối với xe tải từ trên 5 tấn đến 10 tấn, mức thuế suất dự kiến của Bộ Tài chính từ năm 2011 cũng chỉ còn 25%, trong khi mức đang áp dụng là 54-55% và theo cam kết với WTO là 50%).
Bộ Tài chính cho rằng, xe tải là tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp để vận chuyển hàng hóa nên mức thuế suất hiện hành đối với xe dưới 10 tấn là quá cao.
Trong khi đó, việc sản xuất của các doanh nghiệp trong nước chỉ dừng ở mức lắp ráp, những phần chính của ôtô như động cơ, khung gầm vẫn phải nhập khẩu. Do vậy, việc điều chỉnh thuế với xe tải, theo hướng chỉ chênh lệch với bộ linh kiện, phụ tùng khoảng 10-15% cũng được Bộ Tài chính cho là phù hợp, vừa bảo vệ sản xuất trong nước, vừa không ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp khi mua ôtô tải.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước lại không đồng tình với quan điểm của Bộ Tài chính và lo ngại việc giảm thuế mạnh và trước lộ trình sẽ nhanh chóng đẩy hãng xe trong nước vào tình trạng phá sản.
Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) ngày 19/10 đã có văn bản số 39 XK-BC gửi VAMA cho rằng mức thuế điều chỉnh tại dự thảo là quá lớn, không phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước, ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng phải đóng cửa, ngừng hoạt động và phá sản là điều sớm xảy ra.
Theo Phó Tổng giám đốc Vinaxuki Bùi Thanh Xuân, nếu Bộ Tài chính hạ ngay thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đột ngột, thậm chí còn thấp hơn 50% mức thuế theo cam kết ASEAN và WTO vào năm 2018 thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự đầu tư mạnh vào nội địa hóa phụ tùng ôtô theo cam kết của doanh nghiệp với Chính phủ, đi ngược lại với chiến lược phát triển ôtô mà Chính phủ đã phê duyệt.
Nặng nề hơn nữa là sẽ “bóp chết” nền công nghiệp sản xuất ôtô trong nước. Theo Vinaxuki, trong điều kiện kinh tế khó khăn, Chính phủ và Bộ Tài chính đang khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước hạn chế nhập khẩu nhằm tiết kiệm ngoại tệ, đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động thì nếu áp dụng mức thuế mới như trên là không hợp lý; tốc độ hạ thuế lớn, nhanh và đột ngột trước thời gian thực hiện cam kết hội nhập tới 7 năm là không thể ngờ tới, nằm ngoài sự tính toán và chuẩn bị của doanh nghiệp theo cam kết hội nhập quốc tế của Chính phủ./.
Mức thuế (dự thảo) cho toàn bộ xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc thấp hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu đang áp dụng. Cụ thể, xe dưới 5 tấn giảm từ 70% xuống 30%, xe trên 5 tấn và 10 tấn giảm từ 50% xuống 25%, xe trên 10 tấn và dưới 20 tấn giảm từ 50% xuống 25%, xe dưới 5 tấn giảm từ 25% xuống 15%.
Như vậy, khoảng cách mức thuế giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp từ phụ tùng nhập khẩu là 10-15% và mức thuế mới này còn thấp hơn 50% mức thuế theo cam kết với WTO và ASEAN năm 2018 (mức thuế theo cam kết 2018 từ 55-70%. Đối với xe tải từ trên 5 tấn đến 10 tấn, mức thuế suất dự kiến của Bộ Tài chính từ năm 2011 cũng chỉ còn 25%, trong khi mức đang áp dụng là 54-55% và theo cam kết với WTO là 50%).
Bộ Tài chính cho rằng, xe tải là tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp để vận chuyển hàng hóa nên mức thuế suất hiện hành đối với xe dưới 10 tấn là quá cao.
Trong khi đó, việc sản xuất của các doanh nghiệp trong nước chỉ dừng ở mức lắp ráp, những phần chính của ôtô như động cơ, khung gầm vẫn phải nhập khẩu. Do vậy, việc điều chỉnh thuế với xe tải, theo hướng chỉ chênh lệch với bộ linh kiện, phụ tùng khoảng 10-15% cũng được Bộ Tài chính cho là phù hợp, vừa bảo vệ sản xuất trong nước, vừa không ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp khi mua ôtô tải.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước lại không đồng tình với quan điểm của Bộ Tài chính và lo ngại việc giảm thuế mạnh và trước lộ trình sẽ nhanh chóng đẩy hãng xe trong nước vào tình trạng phá sản.
Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) ngày 19/10 đã có văn bản số 39 XK-BC gửi VAMA cho rằng mức thuế điều chỉnh tại dự thảo là quá lớn, không phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước, ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng phải đóng cửa, ngừng hoạt động và phá sản là điều sớm xảy ra.
Theo Phó Tổng giám đốc Vinaxuki Bùi Thanh Xuân, nếu Bộ Tài chính hạ ngay thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đột ngột, thậm chí còn thấp hơn 50% mức thuế theo cam kết ASEAN và WTO vào năm 2018 thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự đầu tư mạnh vào nội địa hóa phụ tùng ôtô theo cam kết của doanh nghiệp với Chính phủ, đi ngược lại với chiến lược phát triển ôtô mà Chính phủ đã phê duyệt.
Nặng nề hơn nữa là sẽ “bóp chết” nền công nghiệp sản xuất ôtô trong nước. Theo Vinaxuki, trong điều kiện kinh tế khó khăn, Chính phủ và Bộ Tài chính đang khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước hạn chế nhập khẩu nhằm tiết kiệm ngoại tệ, đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động thì nếu áp dụng mức thuế mới như trên là không hợp lý; tốc độ hạ thuế lớn, nhanh và đột ngột trước thời gian thực hiện cam kết hội nhập tới 7 năm là không thể ngờ tới, nằm ngoài sự tính toán và chuẩn bị của doanh nghiệp theo cam kết hội nhập quốc tế của Chính phủ./.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)