Đã 6 năm kể từ khi ban hành, Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử đến nay đã bộ lộ nhiều bất cập do chưa theo kịp với thực tế phát triển ở Việt Nam, nhất là việc quản lý hoạt động bán hàng theo kiểu đa cấp còn chưa chặt chẽ, dẫn đến nhiều bức xúc trong dư luận.
Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), muốn triệt tiêu được những hành vi lợi dụng kiếm lời bất chính thông qua thương mại điện tử, phải xây dựng được hành lang pháp lý chặt chẽ, sát với thực tế.
"Chính vì vậy, Nghị định 52/2013/NĐ-CP sẽ là công cụ hữu hiệu để quản lý các giao dịch thương mại điện tử đồng thời sẽ công khai các website thương mại điện tử vi phạm các quy định của pháp luật," ông Linh cho biết.
Bên lề Hội nghị "Phổ biến Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 21/6, ông Trần Hữu Linh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã về những điểm mới của Nghị định trên.
- PV: Xin ông cho biết, những điểm mới của Nghị định 52/2013/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành?
Ông Trần Hữu Linh: Có thể nói, việc ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP là hành lang pháp lý quan trọng giúp điều chỉnh mọi hoạt động trong giao dịch thương mại điện tử. Khác với nghị định 57/2006/NĐ-CP chỉ gồm những quy định khung của nguyên tắc giao dịch điện tử, thì Nghị định 52/2003/NĐ-CP quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử cũng như công tác quảy lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Điểm nổi bật của Nghị định này là làm rõ đối tượng cũng như phạm vi áp dụng khi tham gia giao dịch điện tử, tiếp đến là quy định rõ cách thức quản lý và vận hành thương mại điện tử.
Cụ thể là cổng thông tin quản lý thương mại điện tử với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, sẽ góp phần tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và xây dựng các tập quán thương mại hiện đại cho Việt Nam.
Cổng thông tin điện tử này cũng sẽ công khai tất cả những đối tượng tham gia vào giao dịch điện tử, đơn cử là những webssite bán hàng, giao dịch trực tuyến, cũng như những lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, tất cả những ai khi truy cập Internet đều có thể biết được những doanh nghiệp ấy đã hoàn thành những quy định với các cơ quan quản lý nhà nước hay chưa...
Nghị định 52 cũng quy định rất rõ về các giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử; trong đó quy định rõ hai nội dung lớn là giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại và quy trình giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng dự kiến trình Chính phủ ban hành trong năm 2013. Khi đó khung pháp lý cho thương mại điện tử sẽ hoàn thiện, giúp cho người dân và doanh nghiệp yên tâm giao dịch và cũng là công cụ quan trọng giúp cơ quan nhà nước quản lý.
- PV: Ông có lưu ý gì đối với các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch thương mại điện tử không?
Ông Trần Hữu Linh: Nghị định 52 đã quy định rất rõ, các đối tượng từ thương nhân, tổ chức đến cá nhân tham gia giao dịch mua bán, thương mại điện tử đều phải thực hiện tất cả những quy định về thương mại điện tử, cơ quan quản lý nhà nước sẽ giám sát và đưa ra những chính sách phát triển.
Cụ thể là các thương nhân, tổ chức, cá nhân khi thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải làm thủ tục thông báo với các cơ quan nhà nước. Cổng thông tin này cũng là nơi công bố công khai danh sách các website đã thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký và các website vi phạm quy định pháp luật đồng thời là nơi tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân về các website thương mại điện tử có hành vi vi phạm để xử lý.
- PV: Bộ Công Thương có cơ chế nào giám sát các hoạt động giao dịch mua bán hàng trên các trang website không, thưa ông?
Ông Trần Hữu Linh: Bộ đã tuyên truyền sâu rộng đến mọi đối tượng, đăng công khai trên mạng để mọi cá nhân và doanh nghiệp được biết. Bộ cũng tập huấn cho các địa phương để tiếp cận. Tuy nhiên, đối tượng điều chỉnh của Nghị định tương đối rộng nên rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng như công an, quản lý thị trường và Cục thương mại điện tử...
Bộ máy giám sát cũng phải theo kịp và Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin sẽ có cảnh báo những đối tượng, mô hình có dấu hiệu kinh doanh không lành mạnh để giúp người tiêu dùng nhận biết.
Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng xây dựng một mục để nhận những phản ảnh của người tiêu dùng về những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm tại địa chỉ www.online.gov.vn.
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng sẽ có bộ phận tiếp nhận xử lý thông tin đồng thời yêu cầu doanh nghiệp có website trực tuyến phải giải trình.những thắc mắc nêu trên của khách hàng.
- PV: Trận trọng cảm ơn ông!
Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), muốn triệt tiêu được những hành vi lợi dụng kiếm lời bất chính thông qua thương mại điện tử, phải xây dựng được hành lang pháp lý chặt chẽ, sát với thực tế.
"Chính vì vậy, Nghị định 52/2013/NĐ-CP sẽ là công cụ hữu hiệu để quản lý các giao dịch thương mại điện tử đồng thời sẽ công khai các website thương mại điện tử vi phạm các quy định của pháp luật," ông Linh cho biết.
Bên lề Hội nghị "Phổ biến Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 21/6, ông Trần Hữu Linh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã về những điểm mới của Nghị định trên.
- PV: Xin ông cho biết, những điểm mới của Nghị định 52/2013/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành?
Ông Trần Hữu Linh: Có thể nói, việc ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP là hành lang pháp lý quan trọng giúp điều chỉnh mọi hoạt động trong giao dịch thương mại điện tử. Khác với nghị định 57/2006/NĐ-CP chỉ gồm những quy định khung của nguyên tắc giao dịch điện tử, thì Nghị định 52/2003/NĐ-CP quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử cũng như công tác quảy lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Điểm nổi bật của Nghị định này là làm rõ đối tượng cũng như phạm vi áp dụng khi tham gia giao dịch điện tử, tiếp đến là quy định rõ cách thức quản lý và vận hành thương mại điện tử.
Cụ thể là cổng thông tin quản lý thương mại điện tử với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, sẽ góp phần tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và xây dựng các tập quán thương mại hiện đại cho Việt Nam.
Cổng thông tin điện tử này cũng sẽ công khai tất cả những đối tượng tham gia vào giao dịch điện tử, đơn cử là những webssite bán hàng, giao dịch trực tuyến, cũng như những lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, tất cả những ai khi truy cập Internet đều có thể biết được những doanh nghiệp ấy đã hoàn thành những quy định với các cơ quan quản lý nhà nước hay chưa...
Nghị định 52 cũng quy định rất rõ về các giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử; trong đó quy định rõ hai nội dung lớn là giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại và quy trình giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng dự kiến trình Chính phủ ban hành trong năm 2013. Khi đó khung pháp lý cho thương mại điện tử sẽ hoàn thiện, giúp cho người dân và doanh nghiệp yên tâm giao dịch và cũng là công cụ quan trọng giúp cơ quan nhà nước quản lý.
- PV: Ông có lưu ý gì đối với các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch thương mại điện tử không?
Ông Trần Hữu Linh: Nghị định 52 đã quy định rất rõ, các đối tượng từ thương nhân, tổ chức đến cá nhân tham gia giao dịch mua bán, thương mại điện tử đều phải thực hiện tất cả những quy định về thương mại điện tử, cơ quan quản lý nhà nước sẽ giám sát và đưa ra những chính sách phát triển.
Cụ thể là các thương nhân, tổ chức, cá nhân khi thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải làm thủ tục thông báo với các cơ quan nhà nước. Cổng thông tin này cũng là nơi công bố công khai danh sách các website đã thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký và các website vi phạm quy định pháp luật đồng thời là nơi tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân về các website thương mại điện tử có hành vi vi phạm để xử lý.
- PV: Bộ Công Thương có cơ chế nào giám sát các hoạt động giao dịch mua bán hàng trên các trang website không, thưa ông?
Ông Trần Hữu Linh: Bộ đã tuyên truyền sâu rộng đến mọi đối tượng, đăng công khai trên mạng để mọi cá nhân và doanh nghiệp được biết. Bộ cũng tập huấn cho các địa phương để tiếp cận. Tuy nhiên, đối tượng điều chỉnh của Nghị định tương đối rộng nên rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng như công an, quản lý thị trường và Cục thương mại điện tử...
Bộ máy giám sát cũng phải theo kịp và Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin sẽ có cảnh báo những đối tượng, mô hình có dấu hiệu kinh doanh không lành mạnh để giúp người tiêu dùng nhận biết.
Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng xây dựng một mục để nhận những phản ảnh của người tiêu dùng về những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm tại địa chỉ www.online.gov.vn.
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng sẽ có bộ phận tiếp nhận xử lý thông tin đồng thời yêu cầu doanh nghiệp có website trực tuyến phải giải trình.những thắc mắc nêu trên của khách hàng.
- PV: Trận trọng cảm ơn ông!
Đức Duy (Vietnam+)