Năm 2012 đã đánh dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực biển, đảo với việc ban hành Luật Biển Việt Nam, hoàn thành giai đoạn 1 của Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020... Song, để biến biển đảo trở thành mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế, chính trị... thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong cuộc trò chuyện đầu xuân Quý Tỵ mới với phóng viên Vietnam+, Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Cư (Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) nhấn mạnh, trong năm nay sẽ tập trung trí tuệ, lực lượng để xây dựng và trình Quốc hội Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. - Thưa Tổng cục trưởng, biển đảo là một trong những lĩnh vực rất được dư luận quan tâm trong thời gian qua. Là cơ quan quản lý tổng hợp về lĩnh vực này, năm qua, Tổng cục đã làm được những gì?PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư: Trong năm qua, Tổng cục đã xây dựng và hoàn thiện một loạt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý tổng hợp biển và hải đảo, như các Thông tư, Quyết định, các phân vùng quy hoạch biển; triển khai, xây dựng Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Bên cạnh đó, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng có những đóng góp không nhỏ cho Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, nhất là chương về kinh tế biển. Việc xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, văn bản quy phạm pháp luật là rất quan trọng, nó sẽ là chìa khóa để cho các ngành quản lý, phát triển biển, đảo một cách bền vững. Ngoài ra, chúng tôi cũng tích cực triển khai Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Đây là một đề án lớn của Chính phủ mà có nhiều bộ, ngành và địa phương thực hiện từ năm 2007. Các dự án trong Đề án cũng đã điều tra, đánh giá, nắm bắt được các điều kiện tự nhiên, các tai biến tự nhiên cũng như các tài nguyên thiên nhiên, môi trường các vùng biển và hải đảo đến độ sâu 100m. Hiện, chúng tôi đang triển khai để đánh giá điều kiện địa chất những công trình, tài nguyên khoáng sản đáy biển ở độ sâu lớn hơn. Chúng tôi cũng đã phối hợp với các đơn vị Hải quân để đo đạc một cách chi tiết về địa hình đáy biển, cửa sông, ven biển, các vùng biển để phục vụ quốc phòng và giao thông vận tải cũng như phát triển kinh tế biển. Qua đó, chúng tôi đã xây dựng được bước đầu cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên về các số liệu điều tra cơ bản các vùng biển cũng như hải đảo của đất nước từ trước đến nay để phục vụ hoạch định chính sách, quy hoạch lãnh thổ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Trong năm 2012, chúng tôi đã tiến thêm một bước trong công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam. Bên cạnh Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức tại thành phố Vũng Tàu, chúng tôi còn mở nhiều lớp tập huấn, sản xuất một số bộ phim khoa học, tài liệu về biển đảo để tuyên truyền trên các kênh truyền hình, phổ biến ra nước ngoài… Nhìn chung, từ khi thành lập năm 2008 đến nay, năm 2012 có thể là năm thành công nhất và tập trung nhiều dự án quan trọng của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. - Qua điều tra các vùng biển, ông có nhận định gì về tiềm năng kinh tế biển Việt Nam?PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư: Qua kết quả điều tra đến độ sâu 100 m nước thì vùng biển nước ta rất giàu một số loại tài nguyên khoáng sản. Trước hết là các vật liệu xây dựng, kim loại nặng (trong đó có Titan, zicon, vàng và một số kim loại quý hiếm khác…). Tuy nhiên, hiện chúng ta mới chỉ điều tra, đánh giá ở tỷ lệ 1/500.000 nên nếu phục vụ khai thác thì cần có điều tra chi tiết hơn. Hiện, chúng tôi cũng tiến hành phối hợp với Nga để nghiên cứu về khí Hydrate (băng cháy) và các khoáng sản đáy biển… Nhìn chung tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam là rất lớn.
Biển đảo Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng kinh tế. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
- Thưa Tổng cục trưởng, trong năm 2013, trọng tâm hoạt động của Tổng cục là gì?
PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư: Trong năm 2013, chúng tôi sẽ tập trung lực lượng, trí tuệ để xây dựng được Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Đây cũng là một đạo luật cơ bản và không chồng chéo với Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam phân định vùng biển là chính, phần phát triển kinh tế biển đề cập đến rất sơ bộ. Nhưng Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sẽ đi sâu vào vấn đề để quản lý, khai thác hợp lý các vùng biển, bao gồm các dạng tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển, phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển. Chúng tôi cũng sẽ triển khai đồng bộ giai đoạn 2 của Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Hiện nay đã tập hợp đuợc 26 dự án được chọn lọc từ gần 300 dự án mà các bộ, ngành, địa phương đăng ký để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Tổng cục sẽ tăng cường tuyên truyền về quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Tôi cho rằng, đây là nhiệm vụ thường xuyên và cần phải làm đồng bộ hơn, sâu rộng hơn và có những dấu ấn hơn trong năm 2013. - Đâu là điểm khó nhất đối với Tổng cục Biển và Hải đảoViệt Nam khi thực hiện nhiệm vụ của mình, thưa ông?PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư: Sau 5 năm hoạt động, điều khó nhất mà Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam gặp phải đó chính là việc nhận thức của cán bộ về vấn đề quản lý tổng hợp biển và hải đảo chưa được rõ nét bởi trước đây việc quản lý biển được chia cho các ngành. Cần phải hiểu rằng, quản lý tổng hợp ở đây không làm thay các quản lý theo các chuyên ngành, nó chỉ có vai trò điều phối các quan hệ và giải quyết các mâu thuẫn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển, đảo làm sao cho hợp lý. Bản thân tài nguyên biển là tài nguyên chia sẻ, nhiều đối tượng có thể khai thác cùng một lúc, sử dụng cho nhiều mục đích. Ngoài ra, chúng tôi còn thiếu nguồn nhân lực am hiểu về biển và đặc biệt là người có trình độ cao về quản lý, điều tra nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ biển cho dù hiện nay Tổng cục đã có gần 700 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hiện, Tổng cục đang cố gắng mở các lớp đào tạo cho các cán bộ quản lý để dần khắc phục vấn đề này. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt về cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ chế đặc thù cho người làm công tác biển đảo cũng là một trong những rào cản lớn cho sự phát triển của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam./. - Xin cảm ơn Tổng cục trưởng!
PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư: Trong năm 2013, chúng tôi sẽ tập trung lực lượng, trí tuệ để xây dựng được Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Đây cũng là một đạo luật cơ bản và không chồng chéo với Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam phân định vùng biển là chính, phần phát triển kinh tế biển đề cập đến rất sơ bộ. Nhưng Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sẽ đi sâu vào vấn đề để quản lý, khai thác hợp lý các vùng biển, bao gồm các dạng tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển, phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển. Chúng tôi cũng sẽ triển khai đồng bộ giai đoạn 2 của Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Hiện nay đã tập hợp đuợc 26 dự án được chọn lọc từ gần 300 dự án mà các bộ, ngành, địa phương đăng ký để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Tổng cục sẽ tăng cường tuyên truyền về quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Tôi cho rằng, đây là nhiệm vụ thường xuyên và cần phải làm đồng bộ hơn, sâu rộng hơn và có những dấu ấn hơn trong năm 2013. - Đâu là điểm khó nhất đối với Tổng cục Biển và Hải đảoViệt Nam khi thực hiện nhiệm vụ của mình, thưa ông?PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư: Sau 5 năm hoạt động, điều khó nhất mà Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam gặp phải đó chính là việc nhận thức của cán bộ về vấn đề quản lý tổng hợp biển và hải đảo chưa được rõ nét bởi trước đây việc quản lý biển được chia cho các ngành. Cần phải hiểu rằng, quản lý tổng hợp ở đây không làm thay các quản lý theo các chuyên ngành, nó chỉ có vai trò điều phối các quan hệ và giải quyết các mâu thuẫn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển, đảo làm sao cho hợp lý. Bản thân tài nguyên biển là tài nguyên chia sẻ, nhiều đối tượng có thể khai thác cùng một lúc, sử dụng cho nhiều mục đích. Ngoài ra, chúng tôi còn thiếu nguồn nhân lực am hiểu về biển và đặc biệt là người có trình độ cao về quản lý, điều tra nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ biển cho dù hiện nay Tổng cục đã có gần 700 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hiện, Tổng cục đang cố gắng mở các lớp đào tạo cho các cán bộ quản lý để dần khắc phục vấn đề này. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt về cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ chế đặc thù cho người làm công tác biển đảo cũng là một trong những rào cản lớn cho sự phát triển của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam./. - Xin cảm ơn Tổng cục trưởng!
Nguyễn Hạnh