Ngày 27/6, Hội thảo xây dựng Luật An toàn thông tin, do Bộ Thông tin và Truyền thông đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông, đại diện các hội, hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn miền Trung.
Đa số các ý kiến đều tán thành nội dung dự thảo Luật An toàn thông tin do Bộ thông tin và Truyền thông soạn thảo.
Các đại biểu cho rằng, trong thời gian gần đây, tình hình an toàn thông tin trên mạng diễn biến ngày càng đáng quan ngại, tập trung vào các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng và các vấn đề quan trọng khác. Tính hai mặt, không biên giới của Internet đang là thách thức đối với những quốc gia muốn thực thi luật pháp của mình để điều chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm công nghệ cao, đe dọa ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phải sớm có Luật An toàn thông tin.
Dự thảo Luật An toàn thông tin gồm 9 chương, 55 điều được xây dựng trên có sở các nguyên tắc: Thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế- xã hội, bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Dự thảo Luật thể hiện được những điểm đổi mới về cơ chế, chính sách trong hoạt động an toàn thông tin, tạo môi trường thuận lợi và an toàn cho các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông theo hướng chủ động hội nhập quốc tế đồng thời tạo môi trường an toàn và tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Dự thảo Luật tập trung quy định các vấn đề về nguyên tắc, các chính sách vĩ mô trong các hoạt động an toàn thông tin theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và bảo đảm an ninh quốc gia; tham khảo, chọn lọc, kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật về an toàn thông tin phát triển và vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Từ thực tiễn công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và kết quả rà soát các văn bản hiện hành có liên quan, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin còn có những vấn đề bất cập nhất định. Trên có sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức xây dựng Luật An toàn thông tin. Bộ sẽ tổ chức hội thảo ở ba miền Bắc, Trung, Nam để xin ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức, hội, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước về các nội dung dự thảo Luật; tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa và trình Chính phủ xem xét vào tháng 10/2013./.
Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông, đại diện các hội, hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn miền Trung.
Đa số các ý kiến đều tán thành nội dung dự thảo Luật An toàn thông tin do Bộ thông tin và Truyền thông soạn thảo.
Các đại biểu cho rằng, trong thời gian gần đây, tình hình an toàn thông tin trên mạng diễn biến ngày càng đáng quan ngại, tập trung vào các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng và các vấn đề quan trọng khác. Tính hai mặt, không biên giới của Internet đang là thách thức đối với những quốc gia muốn thực thi luật pháp của mình để điều chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm công nghệ cao, đe dọa ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phải sớm có Luật An toàn thông tin.
Dự thảo Luật An toàn thông tin gồm 9 chương, 55 điều được xây dựng trên có sở các nguyên tắc: Thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế- xã hội, bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Dự thảo Luật thể hiện được những điểm đổi mới về cơ chế, chính sách trong hoạt động an toàn thông tin, tạo môi trường thuận lợi và an toàn cho các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông theo hướng chủ động hội nhập quốc tế đồng thời tạo môi trường an toàn và tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Dự thảo Luật tập trung quy định các vấn đề về nguyên tắc, các chính sách vĩ mô trong các hoạt động an toàn thông tin theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và bảo đảm an ninh quốc gia; tham khảo, chọn lọc, kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật về an toàn thông tin phát triển và vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Từ thực tiễn công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và kết quả rà soát các văn bản hiện hành có liên quan, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin còn có những vấn đề bất cập nhất định. Trên có sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức xây dựng Luật An toàn thông tin. Bộ sẽ tổ chức hội thảo ở ba miền Bắc, Trung, Nam để xin ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức, hội, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước về các nội dung dự thảo Luật; tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa và trình Chính phủ xem xét vào tháng 10/2013./.
Văn Sơn (TTXVN)