Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng trong tháng Tám ước tăng 3,04% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng Việt Nam đồng (VND) tăng 3,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,81%.
So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 8,44%.
Bên cạnh đó, so với tháng Bảy, lãi suất huy động và cho vay VND tương đối ổn định; lãi suất huy động USD có dấu hiệu tăng nhẹ và lãi suất cho vay USD tương đối ổn định. Lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 18,73%/năm; trong đó, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16-21%/năm, cho vay sản xuất-kinh doanh khác khoảng 18-22%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20-25%/năm. Lãi suất cho vay USD bình quân khoảng 6,2%/năm.
Tín dụng đối với nền kinh tế đến 19/8/2011 ước tăng 0,59% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VND giảm 1,05%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,82%. So với cuối năm trước, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 8,15%.
Cũng trong tháng 8, tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng. Tỷ giá bán ra của các ngân hàng thương mại được điều chỉnh lên mức kịch trần cho phép. Tổng phương tiện thanh toán đến 19/8 ước tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 7,83% so với cuối năm 2010; trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 4,22% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 4,10%.
Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách tiền tệ trong những tháng cuối năm, gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một số biện pháp then chốt. Cụ thể, về lãi suất, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ ổn định mức trần lãi suất huy động vốn bằng VND 14%/năm để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đưa mặt bằng lãi suất cho vay về biên độ 17-19% đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường; giữ nguyên trần lãi suất bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng là tổ chức và dân cư, nhằm góp phần thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các tổ chức tín dụng quan tâm điều hành, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ nhằm hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng và góp phần ổn định thị trường ngoại hối.
Trong cuộc họp ngày 26/8, các ngân hàng cam kết thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động 14%/năm và đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường xuống 17-19%/năm từ giữa tháng 9/2011.
Ngoài ra, để góp phần kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn đối với khách hàng không có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay; tăng tỷ lệ và mở rộng phạm vi áp dụng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đến cuối năm tỷ giá biến động tối đa 1%. Định hướng này được dựa trên cơ sở diễn biến cán cân thanh toán quốc tế có khả năng thặng dư từ 2,5-4,5 tỷ USD và dự trữ ngoại hối nhà nước đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua.
Trong mọi tình huống, Ngân hàng Nhà nước khẳng định có đủ sức để can thiệp bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối./.
So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 8,44%.
Bên cạnh đó, so với tháng Bảy, lãi suất huy động và cho vay VND tương đối ổn định; lãi suất huy động USD có dấu hiệu tăng nhẹ và lãi suất cho vay USD tương đối ổn định. Lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 18,73%/năm; trong đó, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16-21%/năm, cho vay sản xuất-kinh doanh khác khoảng 18-22%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20-25%/năm. Lãi suất cho vay USD bình quân khoảng 6,2%/năm.
Tín dụng đối với nền kinh tế đến 19/8/2011 ước tăng 0,59% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VND giảm 1,05%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,82%. So với cuối năm trước, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 8,15%.
Cũng trong tháng 8, tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng. Tỷ giá bán ra của các ngân hàng thương mại được điều chỉnh lên mức kịch trần cho phép. Tổng phương tiện thanh toán đến 19/8 ước tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 7,83% so với cuối năm 2010; trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 4,22% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 4,10%.
Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách tiền tệ trong những tháng cuối năm, gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một số biện pháp then chốt. Cụ thể, về lãi suất, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ ổn định mức trần lãi suất huy động vốn bằng VND 14%/năm để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đưa mặt bằng lãi suất cho vay về biên độ 17-19% đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường; giữ nguyên trần lãi suất bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng là tổ chức và dân cư, nhằm góp phần thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các tổ chức tín dụng quan tâm điều hành, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ nhằm hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng và góp phần ổn định thị trường ngoại hối.
Trong cuộc họp ngày 26/8, các ngân hàng cam kết thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động 14%/năm và đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường xuống 17-19%/năm từ giữa tháng 9/2011.
Ngoài ra, để góp phần kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn đối với khách hàng không có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay; tăng tỷ lệ và mở rộng phạm vi áp dụng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đến cuối năm tỷ giá biến động tối đa 1%. Định hướng này được dựa trên cơ sở diễn biến cán cân thanh toán quốc tế có khả năng thặng dư từ 2,5-4,5 tỷ USD và dự trữ ngoại hối nhà nước đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua.
Trong mọi tình huống, Ngân hàng Nhà nước khẳng định có đủ sức để can thiệp bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)