Ngày 28/2, Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức kỳ họp chuyên đề góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đã có nhiều ý kiến của các đại biểu đóng góp tại kỳ họp với nội dung thiết thực, cụ thể. Đa số các đại biểu cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã làm rõ hơn nhiều vấn đề tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước, chính sách pháp luật của nhà nước; bản chất của nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền; quyền lực nhà nước được thống nhất, có sự kiểm soát của pháp luật...
Tại điều 17 của Dự thảo, đại biểu đề nghị bỏ khoản 2 vì quy định tại khoản 1: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đã bao hàm nội dung ở khoản 2. Hiến pháp là bộ luật gốc, việc quy định chi tiết, cụ thể nên do Luật quy định.
Về chương IX “Chính quyền địa phương,” đại biểu đề nghị sửa tiêu đề chương IX của Hiến pháp năm 1992 “Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân" được đổi thành “Chính quyền địa phương” sẽ phù hợp hơn. Điều 35 quy định về an sinh xã hội nên giữ nguyên như Hiến pháp năm 1992; nên bỏ điều 46, cụ thể “mọi người có quyền được sống và sống trong môi trường trong lành.”
Đại biểu Nguyễn Thanh Vũ, Phó Ban pháp chế Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đề nghị tại khoản 2 điều 116 của Dự thảo đề nghị sửa lại là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và các thành viên Ủy ban Nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao trước Hội đồng Nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và chịu trách nhiệm tập thể của Ủy ban Nhân dân.
Theo đại biểu, hoán đổi vị trí như vậy để có chế định rõ trước tiên về cá nhân của người đứng đầu và các thành viên Ủy ban Nhân dân trong phạm vi do mình điều hành phụ trách, tránh tình trạng thành tích thì nhận của mình còn hạn chế thường đổ cho tập thể.
Tại Điều 54, các đại biểu đề nghị bổ sung quy định, khẳng định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ điều tiết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh một số từ, cụm từ trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp như ở điều 10 về Công đoàn Việt Nam cần bỏ cụm từ “được thành lập trên cơ sở tự nguyện.” Điều 21 “mọi người có quyền sống” cần sửa lại “mọi người có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Tại điều 50 ghi “mọi người có nghĩa vụ nộp thuế” quy định quá chung chung cần bổ sung thêm cụm từ “theo quy định của pháp luật.”
Đóng góp cho điều 8, ông Hứa Chu Khem, Chủ tịch các Hội Liên hiệp Khoa học Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đề nghị trong khoản 1, điều 8 có ghi “Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...”, viết như vậy đã lặp cụm từ “Hiến pháp và pháp luật” 2 lần không cần thiết nên ông đề nghị thay bằng từ “Nhà nước tổ chức, hoạt động, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...”
Theo ông Mai Khương, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, tại kỳ họp, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, có trọng tâm và sát thực với tình hình mới. Sau kỳ họp này, các đại biểu, đại diện các tầng lớp nhân dân cần tiếp tục nghiên cứu đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp tục thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.../.
Đã có nhiều ý kiến của các đại biểu đóng góp tại kỳ họp với nội dung thiết thực, cụ thể. Đa số các đại biểu cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã làm rõ hơn nhiều vấn đề tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước, chính sách pháp luật của nhà nước; bản chất của nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền; quyền lực nhà nước được thống nhất, có sự kiểm soát của pháp luật...
Tại điều 17 của Dự thảo, đại biểu đề nghị bỏ khoản 2 vì quy định tại khoản 1: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đã bao hàm nội dung ở khoản 2. Hiến pháp là bộ luật gốc, việc quy định chi tiết, cụ thể nên do Luật quy định.
Về chương IX “Chính quyền địa phương,” đại biểu đề nghị sửa tiêu đề chương IX của Hiến pháp năm 1992 “Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân" được đổi thành “Chính quyền địa phương” sẽ phù hợp hơn. Điều 35 quy định về an sinh xã hội nên giữ nguyên như Hiến pháp năm 1992; nên bỏ điều 46, cụ thể “mọi người có quyền được sống và sống trong môi trường trong lành.”
Đại biểu Nguyễn Thanh Vũ, Phó Ban pháp chế Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đề nghị tại khoản 2 điều 116 của Dự thảo đề nghị sửa lại là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và các thành viên Ủy ban Nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao trước Hội đồng Nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và chịu trách nhiệm tập thể của Ủy ban Nhân dân.
Theo đại biểu, hoán đổi vị trí như vậy để có chế định rõ trước tiên về cá nhân của người đứng đầu và các thành viên Ủy ban Nhân dân trong phạm vi do mình điều hành phụ trách, tránh tình trạng thành tích thì nhận của mình còn hạn chế thường đổ cho tập thể.
Tại Điều 54, các đại biểu đề nghị bổ sung quy định, khẳng định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ điều tiết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh một số từ, cụm từ trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp như ở điều 10 về Công đoàn Việt Nam cần bỏ cụm từ “được thành lập trên cơ sở tự nguyện.” Điều 21 “mọi người có quyền sống” cần sửa lại “mọi người có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Tại điều 50 ghi “mọi người có nghĩa vụ nộp thuế” quy định quá chung chung cần bổ sung thêm cụm từ “theo quy định của pháp luật.”
Đóng góp cho điều 8, ông Hứa Chu Khem, Chủ tịch các Hội Liên hiệp Khoa học Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đề nghị trong khoản 1, điều 8 có ghi “Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...”, viết như vậy đã lặp cụm từ “Hiến pháp và pháp luật” 2 lần không cần thiết nên ông đề nghị thay bằng từ “Nhà nước tổ chức, hoạt động, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...”
Theo ông Mai Khương, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, tại kỳ họp, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, có trọng tâm và sát thực với tình hình mới. Sau kỳ họp này, các đại biểu, đại diện các tầng lớp nhân dân cần tiếp tục nghiên cứu đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp tục thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.../.
Trung Hiếu (TTXVN)