Sáng 16/2 (tức mùng 3 Tết), tại thị trấn Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, một thị trấn biển cách thành phố Cà Mau 60km, ngư dân đã tất bật chuẩn bị ra khơi.
Sông Đốc được biết đến là trung tâm kinh tế thủy sản của tỉnh Cà Mau. Tại đây thường xuyên có trên 2.000 phương tiện khai thác thủy sản lớn nhỏ, trong đó có gần 300 chiếc tàu có mã lực từ 90CV trở lên. Số lượng ngư phủ ở đây cũng lên tới hơn 20.000 người, hầu hết lao động trai tráng tuổi trung bình dưới 30.
Ngư dân thị trấn Sông Đốc vừa ăn tết, vừa tất bật cho ngày xuất quân sản xuất đầu năm, hậu cần cho chuyến đi biển đầu năm đã sẳn sàng. Ngoài vật dụng cần thiết cho một lần ra khơi như thường lệ, bà con ngư dân còn mang theo mọi thứ để ăn Tết trên biển như thịt heo, rượu nếp, rau sống, trái cây, bánh mứt, thậm chí trên tàu còn có trang trí cả hoa tươi.
Ông Lê Minh Nhựt, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời cho biết, Tết là thời điểm tôm cá hội tụ trên biển, nắm được quy luật này nên năm nào bà con cũng tổ chức đi biển khai thác mẻ lưới đầu năm.
Bác Nguyễn Văn Tài, một ngư dân cho biết, Sông Đốc đã có trên 200 chiếc tàu ra khơi ngay trong đêm giao thừa. Họ vừa thả lưới giăng bắt cá tôm, vừa đón giao thừa giữa mênh mông biển cả. Đối với người dân Sông Đốc thì đây là chuyện bình thường. Đón Tết ở đâu không quan trọng, điều bà con quan tâm là tổ chức tốt sản xuất đầu năm để mang về kết quả cao nhất. Do vậy, nhiều người ở đây ăn Tết trên bờ muộn hơn các nơi, sau chuyến đi biển về.
Những ngư dân ăn Tết cổ truyền là vậy, còn những người ở lại trên đất liền cũng đón Tết trong không khí đầm ấm, vui tươi. Dù trong nhà vắng đi một vài thành viên nhưng họ vẫn chúc Tết nhau qua hệ thống thông tin liên lạc từ đất liền ra biển. Trên bờ vừa ăn Tết, nhưng cũng vừa chuẩn bị tổ chức thu mua đón chuyến đi biển về.
Tại các xí nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, từ ngày mùng 2 Tết, gần 5.000 công nhân đã bắt đầu làm việc bình thường. Không khí lao động sôi nổi, báo hiệu một năm mới với nhiều thành công. Chị Nguyễn Thị Lan, một công nhân nhà máy cho biết, nhà máy lúc nào cũng có tôm nguyên liệu, vì vậy chị em trở lại làm việc sớm.
Thị trấn Sông Đốc là cửa biển lớn thuộc huyện Trần Văn Thời, dân số cố định ở đây là trên 35.000 người, chưa kể hàng ngàn người từ nơi khác đến tạm trú làm ăn. Kinh tế của thị trấn duy nhất là kinh tế thủy sản, tập trung đánh bắt xa bờ. Tỉnh Cà Mau đầu tư vào đây trên 1.000 tỷ đồng, để phấn đấu đến năm 2015 đủ tiêu chí là đô thị loại IV./.
Sông Đốc được biết đến là trung tâm kinh tế thủy sản của tỉnh Cà Mau. Tại đây thường xuyên có trên 2.000 phương tiện khai thác thủy sản lớn nhỏ, trong đó có gần 300 chiếc tàu có mã lực từ 90CV trở lên. Số lượng ngư phủ ở đây cũng lên tới hơn 20.000 người, hầu hết lao động trai tráng tuổi trung bình dưới 30.
Ngư dân thị trấn Sông Đốc vừa ăn tết, vừa tất bật cho ngày xuất quân sản xuất đầu năm, hậu cần cho chuyến đi biển đầu năm đã sẳn sàng. Ngoài vật dụng cần thiết cho một lần ra khơi như thường lệ, bà con ngư dân còn mang theo mọi thứ để ăn Tết trên biển như thịt heo, rượu nếp, rau sống, trái cây, bánh mứt, thậm chí trên tàu còn có trang trí cả hoa tươi.
Ông Lê Minh Nhựt, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời cho biết, Tết là thời điểm tôm cá hội tụ trên biển, nắm được quy luật này nên năm nào bà con cũng tổ chức đi biển khai thác mẻ lưới đầu năm.
Bác Nguyễn Văn Tài, một ngư dân cho biết, Sông Đốc đã có trên 200 chiếc tàu ra khơi ngay trong đêm giao thừa. Họ vừa thả lưới giăng bắt cá tôm, vừa đón giao thừa giữa mênh mông biển cả. Đối với người dân Sông Đốc thì đây là chuyện bình thường. Đón Tết ở đâu không quan trọng, điều bà con quan tâm là tổ chức tốt sản xuất đầu năm để mang về kết quả cao nhất. Do vậy, nhiều người ở đây ăn Tết trên bờ muộn hơn các nơi, sau chuyến đi biển về.
Những ngư dân ăn Tết cổ truyền là vậy, còn những người ở lại trên đất liền cũng đón Tết trong không khí đầm ấm, vui tươi. Dù trong nhà vắng đi một vài thành viên nhưng họ vẫn chúc Tết nhau qua hệ thống thông tin liên lạc từ đất liền ra biển. Trên bờ vừa ăn Tết, nhưng cũng vừa chuẩn bị tổ chức thu mua đón chuyến đi biển về.
Tại các xí nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, từ ngày mùng 2 Tết, gần 5.000 công nhân đã bắt đầu làm việc bình thường. Không khí lao động sôi nổi, báo hiệu một năm mới với nhiều thành công. Chị Nguyễn Thị Lan, một công nhân nhà máy cho biết, nhà máy lúc nào cũng có tôm nguyên liệu, vì vậy chị em trở lại làm việc sớm.
Thị trấn Sông Đốc là cửa biển lớn thuộc huyện Trần Văn Thời, dân số cố định ở đây là trên 35.000 người, chưa kể hàng ngàn người từ nơi khác đến tạm trú làm ăn. Kinh tế của thị trấn duy nhất là kinh tế thủy sản, tập trung đánh bắt xa bờ. Tỉnh Cà Mau đầu tư vào đây trên 1.000 tỷ đồng, để phấn đấu đến năm 2015 đủ tiêu chí là đô thị loại IV./.
Trần Thành Nên (Vietnam+)