Theo Cơ quan an ninh và sức khỏe của châu Âu (EU-OSHA), tình trạng căng thẳng của người lao động là một vấn đề lớn đối với phần lớn các chủ doanh nghiệp ở châu Âu, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đấu tranh chống lại nguy cơ này.
Cuộc điều tra đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) về những nguy cơ mới nổi cho thấy sự căng thẳng trong công việc, tình trạng bạo lực hoặc sự quấy rối đôi khi dẫn đến những trường hợp tự tử của người lao động ở một số nước, nằm trong số những nguy cơ được gọi là “nguy cơ tâm lý xã hội."
Theo cuộc điều tra này, cứ 5 nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Âu thì 4 người (79%) quan tâm đến vấn đề căng thẳng trong công việc.
Tuy nhiên chỉ có 26% các doanh nghiệp tiến hành các thủ tục để đấu tranh chống lại nguy cơ này.
Xét một cách toàn thể, các doanh nghiệp châu Âu đã cam kết về vấn đề đảm bảo sức khỏe và an ninh đối với người lao động, thế nhưng, các kế hoạch hành động và những biện pháp để phòng ngừa những nguy cơ trên lại được thực hiện thường xuyên hơn ở Ireland, Anh, Hà Lan và các nước Bắc Âu so với các nước Nam Âu, các nước thành viên mới và các quốc gia ứng cử viên của EU.
Nói một cách chính xác hơn, mặc dù việc tính đến những nguy cơ tâm lý xã hội đang tăng lên nhưng chỉ có 42% lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Âu cho rằng việc tìm cách giải quyết những vấn đề này khó hơn so với những vấn đề khác về sức khỏe và an ninh đối với người lao động.
Các nước Nam Âu (ngoại trừ Tây Ban Nha) ý thức chưa tốt về những vấn đề trên./.
Cuộc điều tra đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) về những nguy cơ mới nổi cho thấy sự căng thẳng trong công việc, tình trạng bạo lực hoặc sự quấy rối đôi khi dẫn đến những trường hợp tự tử của người lao động ở một số nước, nằm trong số những nguy cơ được gọi là “nguy cơ tâm lý xã hội."
Theo cuộc điều tra này, cứ 5 nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Âu thì 4 người (79%) quan tâm đến vấn đề căng thẳng trong công việc.
Tuy nhiên chỉ có 26% các doanh nghiệp tiến hành các thủ tục để đấu tranh chống lại nguy cơ này.
Xét một cách toàn thể, các doanh nghiệp châu Âu đã cam kết về vấn đề đảm bảo sức khỏe và an ninh đối với người lao động, thế nhưng, các kế hoạch hành động và những biện pháp để phòng ngừa những nguy cơ trên lại được thực hiện thường xuyên hơn ở Ireland, Anh, Hà Lan và các nước Bắc Âu so với các nước Nam Âu, các nước thành viên mới và các quốc gia ứng cử viên của EU.
Nói một cách chính xác hơn, mặc dù việc tính đến những nguy cơ tâm lý xã hội đang tăng lên nhưng chỉ có 42% lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Âu cho rằng việc tìm cách giải quyết những vấn đề này khó hơn so với những vấn đề khác về sức khỏe và an ninh đối với người lao động.
Các nước Nam Âu (ngoại trừ Tây Ban Nha) ý thức chưa tốt về những vấn đề trên./.
Lê Bàng (Vietnam+)