Tháng Bảy được xem là thời điểm lý tưởng để tới Mông Cổ. Tiết trời mát mẻ và dễ chịu, chỉ nóng mỗi khi mặt trời không bị mây che khuất, khác hẳn với cái nóng hầm hập ở Hà Nội.
Thời gian này cũng trùng với các sự kiện kỷ niệm ngày thành lập Đế chế Đại Mông, ngày cách mạng Mông Cổ (quốc khánh), lễ hội Naadam. Và chúng tôi đã được tận hưởng bầu không khí lễ hội sôi động này trong suốt bốn ngày tiếp theo.
Đầu tiên là lễ kéo cờ tại quảng trường trung tâm Xukhê Bato nhân ngày quốc khánh Mông Cổ với sự hiện diện của đội chiến binh trong trang phục cổ, gợi nhớ tới đội quân hùng mạnh của Thành Cát Tư Hãn thuở nào đã chinh phạt cả châu Á lẫn châu Âu.
Tiếp đến là lễ hội Naadam truyền thống kéo dài trong ba ngày nhằm tôn vinh ba môn thể thao dành cho đàn ông Mông Cổ là đấu vật, đua ngựa và bắn cung với lễ khai mạc diễn ra trên sân vận động trung tâm ở thủ đô Ulan Bato.
Trong ngày này, hầu như toàn bộ người dân Ulan Bato đổ đến sân vận động, mọi con đường tới đây đều tắc nghẽn trong khi các phần khác của thủ đô hầu như tĩnh lặng.
Chị Nomin, đồng nghiệp tại Thông tấn xã Mông Cổ (Montsame) đi cùng chúng tôi cho biết, vật là môn thể thao phổ biến nhất ở Mông Cổ và có nguồn gốc từ khoảng hai nghìn năm trước. Nó là điểm nhấn chính trong lễ hội Naadam.
Sumo của Nhật Bản cũng có nhiều điểm tương đồng với môn vật truyền thống này. Trang phục vật truyền thống gồm một áo hở phía trước, buộc chặt quanh eo bằng một sợi dây. Kiểu áo này được áp dụng sau khi một nhà vô địch bị phát hiện là phụ nữ, và nó đảm bảo chỉ nam giới mới tham gia tranh tài.
Tiếp sau đó là lễ hội trang phục dân tộc truyền thống với hàng loạt bộ trang phục thú vị, cho thấy rõ sự giàu có, đa dạng của nền văn hóa Mông Cổ. Tôi như bị lạc vào một thế giới đầy màu sắc và sự khác lạ, chiếc máy ảnh mang theo bên mình hoạt động hết công suất mà vẫn không thể ghi lại hết các kiểu trang phục trong buổi lễ.
Trong thời gian này chúng tôi còn tới thăm cung điện của vị hoàng đế Mông Cổ cuối cùng Bogd Khan, người được xem như Phật sống, và thưởng thức những bài hát giọng cổ “khoomii” mạnh mẽ của người Mông Cổ khiến niềm cảm hứng lại trào dâng trong tôi khi tiếp xúc với nền văn hóa đầy bản sắc của Mông Cổ.
Mông Cổ không chỉ đặc biệt về văn hóa mà thiên nhiên cũng vô cùng hùng vĩ, hoang sơ và tươi đẹp. Kẹp giữa Trung Quốc, Nga và nằm trên vùng cao nguyên bao la ở Trung Á không tiếp giáp với biển, diện tích nước Mông Cổ lên tới hơn 1,5 triệu km2.
Rời xa thủ đô Ulan Bato náo nhiệt trong những ngày lễ hội, chúng tôi đến với công viên quốc gia Hustai, nơi đã thành công trong việc đưa loài ngựa hoang thực sự duy nhất còn tồn tại trên thế giới “Takhi” trở về sống trong tự nhiên. Những chú ngựa ở đây đã được thử AND để xác định chính xác là ngựa hoang.
Sau đó chúng được vận chuyển bằng máy bay từ vườn thú ở Hà Lan về Hustai, rồi từng bước cho hòa nhập trở lại với thiên nhiên hoang dã. Ở Hustai, chúng tôi được trải nghiệm qua đêm trong những căn lều hình tròn của người du mục, bên cạnh bếp lửa hồng ấm cúng để sáng sớm tinh mơ hôm sau khởi hành ngắm những nhóm ngựa hoang sống rải rác trên thảo nguyên. Khung cảnh thiên nhiên mênh mông cùng bầu không khí trong lành khi bình minh le lói khiến cho con người hòa quyện với đất trời.
Hai đồng nghiệp cùng đi của hãng thông tấn Nga Itar-Tass phải thốt lên “thật là sảng khoái”. Về phần mình, đứng trước khung cảnh kì vĩ như vậy, tôi như cảm nhận được tin thần cao thượng, hào hiệp của những người dân du mục Mông Cổ luôn phải đơn độc cùng đàn gia súc chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt trên thảo nguyên bao la.
Có lẽ cũng chính từ cuộc sống du mục này mà người Mông Cổ đặc biệt hiếu khách. Đi đến đâu, chúng tôi cũng được tiếp đón nhiệt tình và trọng thị quả đúng như một câu thành ngữ Mông Cổ nói về lòng mến khách của người du mục: “Hạnh phúc là người thường xuyên có khách đến chơi, hân hoan là người luôn có ngựa của khách cột trước cửa nhà.”
Chúng tôi còn được đến nhiều địa danh và địa điểm thú vị khác như tham quan tượng Phật bà Quan âm bằng đồng khổng lồ cao 26,5m trong tu viện Gandan, chiêm ngưỡng bức tượng Hoàng đế Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa làm bằng thép cao 40m được đặt trên bệ cao 10m, xem buổi biểu diễn của đoàn ca múa dân tộc “Tumen Ekh,” hay tham quan bảo tàng thiên nhiên, nơi lưu giữ hai bộ xương khủng long hoàn chỉnh tìm thấy trên sa mạc Gobi. Đâu đâu, chúng tôi cũng cảm nhận được sức hút của một nền văn hóa Mông Cổ đặc biệt và giàu bản sắc.
Xin được cám ơn Montsame và những người đồng nghiệp Mông Cổ đã tạo cho chúng tôi có được những trải nghiệm thú vị đến vậy./.
Thời gian này cũng trùng với các sự kiện kỷ niệm ngày thành lập Đế chế Đại Mông, ngày cách mạng Mông Cổ (quốc khánh), lễ hội Naadam. Và chúng tôi đã được tận hưởng bầu không khí lễ hội sôi động này trong suốt bốn ngày tiếp theo.
Đầu tiên là lễ kéo cờ tại quảng trường trung tâm Xukhê Bato nhân ngày quốc khánh Mông Cổ với sự hiện diện của đội chiến binh trong trang phục cổ, gợi nhớ tới đội quân hùng mạnh của Thành Cát Tư Hãn thuở nào đã chinh phạt cả châu Á lẫn châu Âu.
Tiếp đến là lễ hội Naadam truyền thống kéo dài trong ba ngày nhằm tôn vinh ba môn thể thao dành cho đàn ông Mông Cổ là đấu vật, đua ngựa và bắn cung với lễ khai mạc diễn ra trên sân vận động trung tâm ở thủ đô Ulan Bato.
Trong ngày này, hầu như toàn bộ người dân Ulan Bato đổ đến sân vận động, mọi con đường tới đây đều tắc nghẽn trong khi các phần khác của thủ đô hầu như tĩnh lặng.
Chị Nomin, đồng nghiệp tại Thông tấn xã Mông Cổ (Montsame) đi cùng chúng tôi cho biết, vật là môn thể thao phổ biến nhất ở Mông Cổ và có nguồn gốc từ khoảng hai nghìn năm trước. Nó là điểm nhấn chính trong lễ hội Naadam.
Sumo của Nhật Bản cũng có nhiều điểm tương đồng với môn vật truyền thống này. Trang phục vật truyền thống gồm một áo hở phía trước, buộc chặt quanh eo bằng một sợi dây. Kiểu áo này được áp dụng sau khi một nhà vô địch bị phát hiện là phụ nữ, và nó đảm bảo chỉ nam giới mới tham gia tranh tài.
Tiếp sau đó là lễ hội trang phục dân tộc truyền thống với hàng loạt bộ trang phục thú vị, cho thấy rõ sự giàu có, đa dạng của nền văn hóa Mông Cổ. Tôi như bị lạc vào một thế giới đầy màu sắc và sự khác lạ, chiếc máy ảnh mang theo bên mình hoạt động hết công suất mà vẫn không thể ghi lại hết các kiểu trang phục trong buổi lễ.
Trong thời gian này chúng tôi còn tới thăm cung điện của vị hoàng đế Mông Cổ cuối cùng Bogd Khan, người được xem như Phật sống, và thưởng thức những bài hát giọng cổ “khoomii” mạnh mẽ của người Mông Cổ khiến niềm cảm hứng lại trào dâng trong tôi khi tiếp xúc với nền văn hóa đầy bản sắc của Mông Cổ.
Mông Cổ không chỉ đặc biệt về văn hóa mà thiên nhiên cũng vô cùng hùng vĩ, hoang sơ và tươi đẹp. Kẹp giữa Trung Quốc, Nga và nằm trên vùng cao nguyên bao la ở Trung Á không tiếp giáp với biển, diện tích nước Mông Cổ lên tới hơn 1,5 triệu km2.
Rời xa thủ đô Ulan Bato náo nhiệt trong những ngày lễ hội, chúng tôi đến với công viên quốc gia Hustai, nơi đã thành công trong việc đưa loài ngựa hoang thực sự duy nhất còn tồn tại trên thế giới “Takhi” trở về sống trong tự nhiên. Những chú ngựa ở đây đã được thử AND để xác định chính xác là ngựa hoang.
Sau đó chúng được vận chuyển bằng máy bay từ vườn thú ở Hà Lan về Hustai, rồi từng bước cho hòa nhập trở lại với thiên nhiên hoang dã. Ở Hustai, chúng tôi được trải nghiệm qua đêm trong những căn lều hình tròn của người du mục, bên cạnh bếp lửa hồng ấm cúng để sáng sớm tinh mơ hôm sau khởi hành ngắm những nhóm ngựa hoang sống rải rác trên thảo nguyên. Khung cảnh thiên nhiên mênh mông cùng bầu không khí trong lành khi bình minh le lói khiến cho con người hòa quyện với đất trời.
Hai đồng nghiệp cùng đi của hãng thông tấn Nga Itar-Tass phải thốt lên “thật là sảng khoái”. Về phần mình, đứng trước khung cảnh kì vĩ như vậy, tôi như cảm nhận được tin thần cao thượng, hào hiệp của những người dân du mục Mông Cổ luôn phải đơn độc cùng đàn gia súc chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt trên thảo nguyên bao la.
Có lẽ cũng chính từ cuộc sống du mục này mà người Mông Cổ đặc biệt hiếu khách. Đi đến đâu, chúng tôi cũng được tiếp đón nhiệt tình và trọng thị quả đúng như một câu thành ngữ Mông Cổ nói về lòng mến khách của người du mục: “Hạnh phúc là người thường xuyên có khách đến chơi, hân hoan là người luôn có ngựa của khách cột trước cửa nhà.”
Chúng tôi còn được đến nhiều địa danh và địa điểm thú vị khác như tham quan tượng Phật bà Quan âm bằng đồng khổng lồ cao 26,5m trong tu viện Gandan, chiêm ngưỡng bức tượng Hoàng đế Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa làm bằng thép cao 40m được đặt trên bệ cao 10m, xem buổi biểu diễn của đoàn ca múa dân tộc “Tumen Ekh,” hay tham quan bảo tàng thiên nhiên, nơi lưu giữ hai bộ xương khủng long hoàn chỉnh tìm thấy trên sa mạc Gobi. Đâu đâu, chúng tôi cũng cảm nhận được sức hút của một nền văn hóa Mông Cổ đặc biệt và giàu bản sắc.
Xin được cám ơn Montsame và những người đồng nghiệp Mông Cổ đã tạo cho chúng tôi có được những trải nghiệm thú vị đến vậy./.
Bùi Trinh (Vietnam+)