Tiếp tục phiên họp thứ 7, sáng 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Theo những ý kiến tại phiên họp, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn, góp phần đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 đã xác định.
Sau hơn 25 năm đổi mới từ một quốc gia nghèo và chậm phát triển, Việt Nam đã gia nhập nhóm các quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 20,6%, công nghiệp và xây dựng chiếm 41%, dịch vụ chiếm xấp xỉ 40% GDP. Kết quả này là do thực hiện các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Tuy vậy, từ năm 2007 đến nay, trước những biến đổi của thế giới và trong nước, nền kinh tế Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém cần được khắc phục. Mô hình tăng trưởng hướng tới xuất khẩu chủ yếu dựa vào các yếu tố theo chiều rộng sử dụng nhiều vốn và lao động đã đến giới hạn, áp dụng kinh tế thị trường chưa đầy đủ, chưa hình thành cơ chế cạnh tranh tích cực phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế, các động lực của tăng trưởng theo chiều sâu (gồm năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực) chưa được cải thiện để trở thành động lực phát triển; cơ cấu kinh tế chậm đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế.
Từ thực trạng trên, Thường vụ Quốc hội cho rằng việc tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Quốc hội.
Theo quan điểm của Chính phủ, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại; tái cơ cấu thị trường chứng khoán và các định chế tài chính; tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời phát triển mạnh về quy mô và nâng cao chất lượng doanh nghiệp dân doanh; tái cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế theo hướng cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với các vùng, điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm.
Thống nhất với những định hướng này, nhiều ý kiến cho rằng trước hết cần xác định mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2012-2020 có bao nhiêu đề án thành phần và lộ trình thực hiện tái cơ cấu. Đề án cần bổ sung định hướng những lĩnh vực sẽ được tái cơ cấu, phù hợp với 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015.
Đối với những Đề án đã được phê duyệt và ban hành do yêu cầu cấp thiết của quá trình tái cơ cấu, cần tiếp tục thực hiện và sẽ có sự điều chỉnh cần thiết sau khi Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế được thông qua để bảo đảm sự, hài hòa, thống nhất và hợp lý trong khuôn khổ chung. Trong 10 năm tới, tái cơ cấu kinh tế nên thực hiện theo hướng: Chính phủ chỉ hoạch định cơ chế chính sách và chọn một số khâu đột phá trong đó sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước, chủ thể thực hiện không chỉ là doanh nghiệp nhà nước mà cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đề án tổng thể cần nói rõ đề án thành phần, trong 3 đột phá chiến lược: thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng thì cái gì là trọng tâm? Ngay cả 3 đột phá chiến lược này cũng phải xác định rõ những trọng tâm trong nội hàm của nó.
Tái cơ cấu nền kinh tế nên xác định trọng tâm là tái cơ cấu thị trường tài chính. Tái cơ cấu doanh nghiệp là tái cơ cấu toàn bộ lực lượng tạo ra GDP, trong đó phải thúc đẩy cho được các thành phần kinh tế, trọng tâm là doanh nghiệp Nhà nước. Đột phá về cơ sở hạ tầng nên chọn cơ cấu đầu tư trong đó đầu tư công là trọng tâm, làm đầu tư công cho hiệu quả. Đợt tái cơ cấu lần này sẽ tác động tới kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước như như thế nào cũng cần được làm rõ hơn.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển, phải tiếp tục đẩy mạnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, thấy rõ đặc trưng của xu thế toàn cầu hóa là tự do hóa thương mại, có sự phụ thuộc lẫn nhau và liên kết tương đối chặt chẽ. Nếu chấp nhận tự do hóa thương mại thì cơ chế phải được xây dựng trên nền đó. Bên cạnh đó, phải phát huy được nội lực, tiến hành cơ cấu lại sẽ phải tự lực, tự thân, từng doanh nghiệp cũng phải tự thân, phát huy sức mạnh tự lực cánh sinh.
Ông Phùng Quốc Hiển cho rằng cần cơ cấu lại nền kinh tế bằng hai bàn tay cơ chế thị trường và điều tiết Nhà nước. Thị trường tài chính phải khắc phục được "căn bệnh" thừa tiền, nền kinh tế mà thừa tiền là lạm phát, doanh nghiệp thừa tiền là hoạt động kém hiệu quả, phải chuyển nguồn lực từ nơi kém hiệu quả sang nơi hiệu quả bằng công cụ thuế.
Đồng thời với đó, phải tái cấu trúc các doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp Nhà nước vẫn phải giữ được vai trò nòng cốt; có cơ chế đưa doanh nghiệp đầu tư sâu vào vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, hướng vào thị trường trong nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách cũng đề xuất Chính phủ nên xây dựng một hệ thống chỉ tiêu cảnh báo rủi ro, đối với nền kinh tế gồm một loạt vấn đề cần cảnh báo như nợ công, xuất nhập khẩu, thị trường lao động; đối với doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống này và cần cảnh báo công khai để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhân dân dựa vào đó để tính toán có tiếp tục đầu tư hay không.
Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội đề nghị đề án cần làm đậm nét thêm vấn đề đột phá nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao, xây dựng quan hệ lao động cho phù hợp trong quá trình tái cơ cấu, nâng cao năng suất lao động thông qua sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và ứng dụng công nghệ.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho rằng đây là đề án lớn, quan trọng và rất phức tạp. Năm năm tới cần tập trung cho 3 khâu quan trọng là tái cấu trúc nền tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc ngân hàng thương mại; tái cấu trúc đầu tư, tập trung vào đầu tư công, sắp xếp phân bổ sử dụng nguồn lực của nhà nước vào khu vực nào để khắc phục bất cập của nền kinh tế; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tổng công ty, tập đoàn kinh tế./.
Theo những ý kiến tại phiên họp, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn, góp phần đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 đã xác định.
Sau hơn 25 năm đổi mới từ một quốc gia nghèo và chậm phát triển, Việt Nam đã gia nhập nhóm các quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 20,6%, công nghiệp và xây dựng chiếm 41%, dịch vụ chiếm xấp xỉ 40% GDP. Kết quả này là do thực hiện các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Tuy vậy, từ năm 2007 đến nay, trước những biến đổi của thế giới và trong nước, nền kinh tế Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém cần được khắc phục. Mô hình tăng trưởng hướng tới xuất khẩu chủ yếu dựa vào các yếu tố theo chiều rộng sử dụng nhiều vốn và lao động đã đến giới hạn, áp dụng kinh tế thị trường chưa đầy đủ, chưa hình thành cơ chế cạnh tranh tích cực phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế, các động lực của tăng trưởng theo chiều sâu (gồm năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực) chưa được cải thiện để trở thành động lực phát triển; cơ cấu kinh tế chậm đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế.
Từ thực trạng trên, Thường vụ Quốc hội cho rằng việc tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Quốc hội.
Theo quan điểm của Chính phủ, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại; tái cơ cấu thị trường chứng khoán và các định chế tài chính; tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời phát triển mạnh về quy mô và nâng cao chất lượng doanh nghiệp dân doanh; tái cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế theo hướng cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với các vùng, điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm.
Thống nhất với những định hướng này, nhiều ý kiến cho rằng trước hết cần xác định mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2012-2020 có bao nhiêu đề án thành phần và lộ trình thực hiện tái cơ cấu. Đề án cần bổ sung định hướng những lĩnh vực sẽ được tái cơ cấu, phù hợp với 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015.
Đối với những Đề án đã được phê duyệt và ban hành do yêu cầu cấp thiết của quá trình tái cơ cấu, cần tiếp tục thực hiện và sẽ có sự điều chỉnh cần thiết sau khi Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế được thông qua để bảo đảm sự, hài hòa, thống nhất và hợp lý trong khuôn khổ chung. Trong 10 năm tới, tái cơ cấu kinh tế nên thực hiện theo hướng: Chính phủ chỉ hoạch định cơ chế chính sách và chọn một số khâu đột phá trong đó sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước, chủ thể thực hiện không chỉ là doanh nghiệp nhà nước mà cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đề án tổng thể cần nói rõ đề án thành phần, trong 3 đột phá chiến lược: thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng thì cái gì là trọng tâm? Ngay cả 3 đột phá chiến lược này cũng phải xác định rõ những trọng tâm trong nội hàm của nó.
Tái cơ cấu nền kinh tế nên xác định trọng tâm là tái cơ cấu thị trường tài chính. Tái cơ cấu doanh nghiệp là tái cơ cấu toàn bộ lực lượng tạo ra GDP, trong đó phải thúc đẩy cho được các thành phần kinh tế, trọng tâm là doanh nghiệp Nhà nước. Đột phá về cơ sở hạ tầng nên chọn cơ cấu đầu tư trong đó đầu tư công là trọng tâm, làm đầu tư công cho hiệu quả. Đợt tái cơ cấu lần này sẽ tác động tới kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước như như thế nào cũng cần được làm rõ hơn.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển, phải tiếp tục đẩy mạnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, thấy rõ đặc trưng của xu thế toàn cầu hóa là tự do hóa thương mại, có sự phụ thuộc lẫn nhau và liên kết tương đối chặt chẽ. Nếu chấp nhận tự do hóa thương mại thì cơ chế phải được xây dựng trên nền đó. Bên cạnh đó, phải phát huy được nội lực, tiến hành cơ cấu lại sẽ phải tự lực, tự thân, từng doanh nghiệp cũng phải tự thân, phát huy sức mạnh tự lực cánh sinh.
Ông Phùng Quốc Hiển cho rằng cần cơ cấu lại nền kinh tế bằng hai bàn tay cơ chế thị trường và điều tiết Nhà nước. Thị trường tài chính phải khắc phục được "căn bệnh" thừa tiền, nền kinh tế mà thừa tiền là lạm phát, doanh nghiệp thừa tiền là hoạt động kém hiệu quả, phải chuyển nguồn lực từ nơi kém hiệu quả sang nơi hiệu quả bằng công cụ thuế.
Đồng thời với đó, phải tái cấu trúc các doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp Nhà nước vẫn phải giữ được vai trò nòng cốt; có cơ chế đưa doanh nghiệp đầu tư sâu vào vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, hướng vào thị trường trong nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách cũng đề xuất Chính phủ nên xây dựng một hệ thống chỉ tiêu cảnh báo rủi ro, đối với nền kinh tế gồm một loạt vấn đề cần cảnh báo như nợ công, xuất nhập khẩu, thị trường lao động; đối với doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống này và cần cảnh báo công khai để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhân dân dựa vào đó để tính toán có tiếp tục đầu tư hay không.
Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội đề nghị đề án cần làm đậm nét thêm vấn đề đột phá nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao, xây dựng quan hệ lao động cho phù hợp trong quá trình tái cơ cấu, nâng cao năng suất lao động thông qua sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và ứng dụng công nghệ.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho rằng đây là đề án lớn, quan trọng và rất phức tạp. Năm năm tới cần tập trung cho 3 khâu quan trọng là tái cấu trúc nền tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc ngân hàng thương mại; tái cấu trúc đầu tư, tập trung vào đầu tư công, sắp xếp phân bổ sử dụng nguồn lực của nhà nước vào khu vực nào để khắc phục bất cập của nền kinh tế; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tổng công ty, tập đoàn kinh tế./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)