Số phận của Credit Immobilier de France (CIF), một ngân hàng thế chấp của Pháp, sẽ là phép thử đầu tiên đối với ông Francois Hollande, khi tân Tổng thống Pháp đang nỗ lực thực hiện những hứa hẹn đem lại sức tăng trưởng cho nền kinh tế và áp dụng các quy định tài chính chặt chẽ hơn.
Các nhà hoạch định chính sách và giới chủ ngân hàng đang đôn đáo tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ của CIF, khi tương lai của ngân hàng này bị đặt dấu hỏi sau khi bị hãng Moody hạ xếp hạng tài chính và khẳng định CIF sẽ không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ.
Do không nhận tiền gửi mà phụ thuộc vào các thị trường trái phiếu để trang trải kinh phí hoạt động, nên CIF đã bị đặt vào thế hiểm nguy khi cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) ngày một xấu đi.
Đối với ông Hollande, cái giá để quốc hữu hóa CIF mang nhiều ý nghĩa cả về phương diện chính trị cũng như tài chính, trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc hội đang gần kề và nguy cơ bị xiết chặt các quy định tài chính vẫn ám ảnh các ngân hàng.
Mặc dù CIF là một ngân hàng không nổi tại Pháp, với 2.500 nhân viên và 41,6 tỷ euro tài sản ở thời điểm cuối tháng 6/2011, nhưng cái chết của nó sẽ khiến thị trường liên hệ tới các "đại gia" như BNP Paribas hay Societe Generale (SocGen), trong bối cảnh Hy Lạp có nguy cơ rời khỏi khu vực đồng euro.
Hai ngân hàng hàng đầu của Pháp là SocGen và Credit Agricole sẽ bị thiệt hại nặng về tài chính nếu Hy Lạp chia tay Eurozone.
Theo ước tính của Deutsche Bank, chi nhánh Geniki của SocGen tại Hy Lạp sẽ cần 450 triệu euro, trong khi Emporiki (chi nhánh của Credit Agricole) cần hỗ trợ 5,1 tỷ euro.
Những nguy cơ này khiến ông Hollande phải "cư xử" thận trọng với CIF để các thị trường không bị hoảng loạn và tránh đưa ra một tiền lệ có thể gây ra các rủi ro về kinh tế và chính trị.
Phương án có vẻ phù hợp nhất đó là quốc hữu hóa CIF một cách "êm đềm" thông qua việc sáp nhập với ngân hàng quốc gia Banque Postale, một giải pháp đã từng được sử dụng với ngân hàng Dexia.
Ông Hollande ủng hộ chủ trương "theo sát" các ngân hàng thông qua việc cắt bớt các hoạt động rủi ro của họ.
Ông Hollande cũng cam kết hướng nắn luồng tiền tiết kiệm của hộ gia đình sang ngân hàng quốc gia Caisse des Depots phục vụ các dự án của chính phủ.
Trong một diễn biến có liên quan, các ngân hàng Pháp đã bảy tỏ sự phản đối với cả hai biện pháp trên./.
Các nhà hoạch định chính sách và giới chủ ngân hàng đang đôn đáo tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ của CIF, khi tương lai của ngân hàng này bị đặt dấu hỏi sau khi bị hãng Moody hạ xếp hạng tài chính và khẳng định CIF sẽ không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ.
Do không nhận tiền gửi mà phụ thuộc vào các thị trường trái phiếu để trang trải kinh phí hoạt động, nên CIF đã bị đặt vào thế hiểm nguy khi cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) ngày một xấu đi.
Đối với ông Hollande, cái giá để quốc hữu hóa CIF mang nhiều ý nghĩa cả về phương diện chính trị cũng như tài chính, trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc hội đang gần kề và nguy cơ bị xiết chặt các quy định tài chính vẫn ám ảnh các ngân hàng.
Mặc dù CIF là một ngân hàng không nổi tại Pháp, với 2.500 nhân viên và 41,6 tỷ euro tài sản ở thời điểm cuối tháng 6/2011, nhưng cái chết của nó sẽ khiến thị trường liên hệ tới các "đại gia" như BNP Paribas hay Societe Generale (SocGen), trong bối cảnh Hy Lạp có nguy cơ rời khỏi khu vực đồng euro.
Hai ngân hàng hàng đầu của Pháp là SocGen và Credit Agricole sẽ bị thiệt hại nặng về tài chính nếu Hy Lạp chia tay Eurozone.
Theo ước tính của Deutsche Bank, chi nhánh Geniki của SocGen tại Hy Lạp sẽ cần 450 triệu euro, trong khi Emporiki (chi nhánh của Credit Agricole) cần hỗ trợ 5,1 tỷ euro.
Những nguy cơ này khiến ông Hollande phải "cư xử" thận trọng với CIF để các thị trường không bị hoảng loạn và tránh đưa ra một tiền lệ có thể gây ra các rủi ro về kinh tế và chính trị.
Phương án có vẻ phù hợp nhất đó là quốc hữu hóa CIF một cách "êm đềm" thông qua việc sáp nhập với ngân hàng quốc gia Banque Postale, một giải pháp đã từng được sử dụng với ngân hàng Dexia.
Ông Hollande ủng hộ chủ trương "theo sát" các ngân hàng thông qua việc cắt bớt các hoạt động rủi ro của họ.
Ông Hollande cũng cam kết hướng nắn luồng tiền tiết kiệm của hộ gia đình sang ngân hàng quốc gia Caisse des Depots phục vụ các dự án của chính phủ.
Trong một diễn biến có liên quan, các ngân hàng Pháp đã bảy tỏ sự phản đối với cả hai biện pháp trên./.
Hương Giang (TTXVN)