Tại cuộc gặp, hai bên đã điểm lại mối quan hệ hợp tác song phương giữa Liênminh châu Âu (EU) và Việt Nam, đồng thời trao đổi một loạt vấn đề liên quan đếntình hình chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, những biến động lớn của cácquốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực trên thế giới mà hai bên cùng quan tâm.
Ông Trần Văn Hằng đánh giá cao vai trò của EEAS trong việc thúc đẩy pháttriển mối quan hệ toàn diện, đặc biệt về kinh tế và văn hóa, giữa Việt Nam vớiLiên minh châu Âu (EU) nói chung và Nghị viện châu Âu (EP) nói riêng.
Ông Trần Văn Hằng cũng đề cập tới một loạt vấn đề vốn được coi là những chủđề quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU, như vấn đề vềđàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA), vấn đề an ninh, an toàn hàng hải trênBiển Đông với việc khẳng định rằng các nước ASEAN và các nước liên quan đã thốngnhất những biện pháp quan trọng trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về luật biểnnhằm đảm bảo hòa bình và hợp tác phát triển, duy trì hòa bình và sự ổn định tạikhu vực này.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng nêu rõ mong muốn EU và EP cósự ủng hộ đối với quan điểm lập trường, chính sách của Việt Nam và các nướcASEAN về vấn đề cơ cấu an ninh với cách nhìn nhận khách quan của các bên về vấnđề này.
Về phần mình, ông O'Sullivan, với tư cách là người đứng đầu EEAS, đánh giámối quan hệ song phương với Việt Nam là rất quan trọng mặc dù trong quá trìnhphát triển đôi lúc có những khó khăn. Ông khẳng định EU rất vui mừng vì quátrình đàm phán Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa EU và Việt Namđã kết thúc, và nhất trí rằng cần nhanh chóng làm các thủ tục để khởi động lạitiến trình đàm phán FTA.
Ông cho rằng trong khi các vòng đàm phán Doha về tự do thương mại toàncầu vẫn chưa có tiến triển, hiện là lúc cần tăng cường tiến hành các hoạt độngthương mại song phương. Theo ông, đối với các nước thành viên ASEAN và EU nêntừng bước tiến hành tự do thương mại song phương và trong tương lai sẽ tiến tớikhung FTA giữa hai khối. Ông thừa nhận tình hình kinh tế khó khăn đang tác độngtới các nước EU, nhưng cho biết khối này vẫn ủng hộ tự do thương mại, chống cácbiện pháp bảo hộ.
Về vấn đề Biển Đông, ông O'Sullivan cho rằng các nước liên quan cần có mộtgiải pháp đa phương vì những căng thẳng trong vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến mốiquan tâm hàng đầu của khu vực là phát triển kinh tế xã hội. Về tiến trình xâydựng cộng đồng ASEAN, ông khẳng định EU ủng hộ sự hội nhập của ASEAN song mức độhội nhập là do từng nước thành viên ASEAN quyết định.
Nhân dịp này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam đã chính thức nhắclại lời mời các quan chức cấp cao của EU, EP và EEAS tới thăm Việt Nam vào mộtthời điểm thích hợp nhằm tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để tăng cườngmối quan hệ và hợp tác hiệu quả.
EEAS ra đời theo Hiệp ước Lisbon về cải cách EU nhằm nâng cao vị thế của liênminh này trên trường quốc tế./.