Sáng 27/2, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kết nối cung-cầu trên thị trường lao động và định hướng phát triển.”
Đánh giá về thị trường việc làm năm nay, Phó Cục trưởng Cục Việc làm Nguyễn Thị Hải Vân cho biết thị trường việc làm trong năm nay rất sôi động, đặc biệt các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, có nhu cầu lao động rất lớn và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Một tín hiệu tích cực là năm nay tình trạng "bỏ việc, nhảy việc" sau Tết Nguyên đán đã được cải thiện nhiều so với các năm trước.
Tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc ở các doanh nghiệp phía Nam khá cao, khoảng 90%; số lao động đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội 2 tháng đầu năm nay chỉ bằng 56% cùng kỳ năm 2012. Điều đặc biệt, nhiều doanh nghiệp không phải lo người lao động không trở lại làm việc. Doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc vận động người lao động trở lại làm việc sau Tết, duy trì việc làm ổn định cho người lao động... Trong giai đoạn khó khăn, việc tìm việc ổn định không dễ nên người lao động đã quay trở lại doanh nghiệp làm việc.
Bà Nguyễn Thị Hải Vân khẳng định thời gian qua Cục việc làm không thấy hiện tượng doanh nghiệp giữ lương của người lao động để giữ chân họ trở lại sau Tết.
Trả lời về câu hỏi về những ngành nghề sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất việc nhất và những ngành nghề có khả năng tìm được việc làm nhất trong năm nay, bà Nguyễn Thị Hải Vân cho biết theo điều tra về tình hình lao động năm nay và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, các ngành có cơ hội việc làm lớn là chế biến gỗ, xây dựng, sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện, điện tử.
Những nghề đòi hỏi yêu cầu cao, kỹ thuật bậc trung như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, chế tạo… doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao. Tuy nhiên, ở đây lại có nghịch lý là nhu cầu tuyển dụng cao nhưng lại rất khó tìm lao động. Nguyên nhân là do đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu xã hội như lắp ráp đòi hỏi công tác đào tạo phải có máy móc thiết bị để thực hành nhưng do giá cao nên các trung tâm đào tạo không có điều kiện đầu tư.
Theo dự báo của Cục việc làm, năm nay vẫn là năm kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc mất cân đối cung cầu lao động vẫn diễn ra do trình độ người lao động chưa cao, doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về lương của người lao động.
Lý giải về nguyên nhân của việc vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa cung và cầu trên thị trường lao động, bà Nguyễn Thị Hải Vân cho rằng căn nguyên là doanh nghiệp và người lao động chưa gặp được nhau. Người lao động vẫn còn hạn chế về chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, công nghệ thông tin nên khó tìm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay những doanh nghiệp trả lương cao.
Ngoài ra, do tác phong nông nghiệp, khi làm việc trong các dây chuyền sản xuất với 8 tiếng/ngày liên tục, người lao động cảm thấy mệt mỏi. Các doanh nghiệp, đăng tuyển cao gấp 5-10 lần so với nhu cầu tuyển dụng để lấp vào chỗ trống của lao động nhảy việc.
Một số doanh nghiệp còn “trốn” bảo hiểm xã hội nên đã tuyển lao động vào để thay thế cho những người sau khi học việc, ra khỏi doanh nghiệp; nhu cầu thiết yếu của người lao động như nhà ở, lương chưa đáp ứng được, vì vậy, người lao động chưa mặn mà với doanh nghiệp. Khâu trung gian kết nối cung và cầu giữa người lao động và doanh nghiệp cũng còn hạn chế. Chỉ có lao động phổ thông tìm đến sàn giao dịch việc làm. Những lao động có trình độ cao có thể tìm việc ở website, trực tiếp đến gặp chủ lao động…
Bên cạnh đó, nhiều sàn giao dịch chỉ mời được doanh nghiệp quy mô nhỏ chỉ có nhu cầu tuyển lao động phổ thông, lao động trình độ cao đến không tìm được việc.
Để giảm thiểu tình trạng bị lừa đảo khi tìm việc làm, bà Nguyễn Thị Hải Vân khuyến cáo người lao động, trước tiên nên quan tâm tới các trung tâm giới thiệu việc làm của nhà nước (bao gồm 63 trung tâm thuộc 63 tỉnh, thành phố thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, ngoài ra còn có hơn 60 trung tâm khác thuộc các hội, đoàn thể quần chúng khác).
Người lao động có thể đến các sàn giao dịch việc làm - nơi người lao động và người sử dụng lao động dễ gặp nhau. Nếu đến trung tâm vẫn chưa đáp ứng được, người lao động có thể đến các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm. Khi tới đây, người lao động phải kiểm tra giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp.
Các khách mời đã trả lời các câu hỏi của bạn đọc về hướng phát triển của các sản giao dịch việc làm trong thời gian tới; giải pháp để thu hút doanh nghiệp và người lao động tham gia các phiên giao dịch việc làm.../.
Đánh giá về thị trường việc làm năm nay, Phó Cục trưởng Cục Việc làm Nguyễn Thị Hải Vân cho biết thị trường việc làm trong năm nay rất sôi động, đặc biệt các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, có nhu cầu lao động rất lớn và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Một tín hiệu tích cực là năm nay tình trạng "bỏ việc, nhảy việc" sau Tết Nguyên đán đã được cải thiện nhiều so với các năm trước.
Tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc ở các doanh nghiệp phía Nam khá cao, khoảng 90%; số lao động đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội 2 tháng đầu năm nay chỉ bằng 56% cùng kỳ năm 2012. Điều đặc biệt, nhiều doanh nghiệp không phải lo người lao động không trở lại làm việc. Doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc vận động người lao động trở lại làm việc sau Tết, duy trì việc làm ổn định cho người lao động... Trong giai đoạn khó khăn, việc tìm việc ổn định không dễ nên người lao động đã quay trở lại doanh nghiệp làm việc.
Bà Nguyễn Thị Hải Vân khẳng định thời gian qua Cục việc làm không thấy hiện tượng doanh nghiệp giữ lương của người lao động để giữ chân họ trở lại sau Tết.
Trả lời về câu hỏi về những ngành nghề sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất việc nhất và những ngành nghề có khả năng tìm được việc làm nhất trong năm nay, bà Nguyễn Thị Hải Vân cho biết theo điều tra về tình hình lao động năm nay và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, các ngành có cơ hội việc làm lớn là chế biến gỗ, xây dựng, sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện, điện tử.
Những nghề đòi hỏi yêu cầu cao, kỹ thuật bậc trung như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, chế tạo… doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao. Tuy nhiên, ở đây lại có nghịch lý là nhu cầu tuyển dụng cao nhưng lại rất khó tìm lao động. Nguyên nhân là do đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu xã hội như lắp ráp đòi hỏi công tác đào tạo phải có máy móc thiết bị để thực hành nhưng do giá cao nên các trung tâm đào tạo không có điều kiện đầu tư.
Theo dự báo của Cục việc làm, năm nay vẫn là năm kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc mất cân đối cung cầu lao động vẫn diễn ra do trình độ người lao động chưa cao, doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về lương của người lao động.
Lý giải về nguyên nhân của việc vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa cung và cầu trên thị trường lao động, bà Nguyễn Thị Hải Vân cho rằng căn nguyên là doanh nghiệp và người lao động chưa gặp được nhau. Người lao động vẫn còn hạn chế về chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, công nghệ thông tin nên khó tìm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay những doanh nghiệp trả lương cao.
Ngoài ra, do tác phong nông nghiệp, khi làm việc trong các dây chuyền sản xuất với 8 tiếng/ngày liên tục, người lao động cảm thấy mệt mỏi. Các doanh nghiệp, đăng tuyển cao gấp 5-10 lần so với nhu cầu tuyển dụng để lấp vào chỗ trống của lao động nhảy việc.
Một số doanh nghiệp còn “trốn” bảo hiểm xã hội nên đã tuyển lao động vào để thay thế cho những người sau khi học việc, ra khỏi doanh nghiệp; nhu cầu thiết yếu của người lao động như nhà ở, lương chưa đáp ứng được, vì vậy, người lao động chưa mặn mà với doanh nghiệp. Khâu trung gian kết nối cung và cầu giữa người lao động và doanh nghiệp cũng còn hạn chế. Chỉ có lao động phổ thông tìm đến sàn giao dịch việc làm. Những lao động có trình độ cao có thể tìm việc ở website, trực tiếp đến gặp chủ lao động…
Bên cạnh đó, nhiều sàn giao dịch chỉ mời được doanh nghiệp quy mô nhỏ chỉ có nhu cầu tuyển lao động phổ thông, lao động trình độ cao đến không tìm được việc.
Để giảm thiểu tình trạng bị lừa đảo khi tìm việc làm, bà Nguyễn Thị Hải Vân khuyến cáo người lao động, trước tiên nên quan tâm tới các trung tâm giới thiệu việc làm của nhà nước (bao gồm 63 trung tâm thuộc 63 tỉnh, thành phố thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, ngoài ra còn có hơn 60 trung tâm khác thuộc các hội, đoàn thể quần chúng khác).
Người lao động có thể đến các sàn giao dịch việc làm - nơi người lao động và người sử dụng lao động dễ gặp nhau. Nếu đến trung tâm vẫn chưa đáp ứng được, người lao động có thể đến các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm. Khi tới đây, người lao động phải kiểm tra giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp.
Các khách mời đã trả lời các câu hỏi của bạn đọc về hướng phát triển của các sản giao dịch việc làm trong thời gian tới; giải pháp để thu hút doanh nghiệp và người lao động tham gia các phiên giao dịch việc làm.../.
Phúc Hằng (TTXVN)