Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Bulgaria

Trong các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao của Bulgaria bày tỏ mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên mức đối tác chiến lược.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Cộng hòa BulgariaRosen Plevneliev sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-31/10.

Cộng hòa Bulgaria nằm ở Đông-Nam châu Âu với diện tích 110.910km2, dân số 6,98triệu người.

Từ năm 2010, kinh tế Bulgaria bắt đầu hồi phục, tăng 0,4%, năm 2011 tăng 1,8%.Bun-ga-ri đã thành công trong việc giảm nợ công trong 10 năm qua (từ 100% GDPxuống còn 16% GDP), đã giữ được thâm hụt ngân sách cũng như lạm phát dưới mứctrung bình do EU đề ra trong 3 năm qua và là nước duy nhất trong EU được nângbậc xếp hạng tín nhiệm trong thời kỳ khủng hoảng.

Các ngành kinh tế quan trọng của Bulgaria tập trung và các lĩnh vực điện, khíđốt, lọc dầu, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, sản xuất máymóc-thiết bị, các kim loại cơ bản (sắt, đồng, kẽm…), hóa chất, than cốc, nguyênliệu hạt nhân.

Bulgaria ưu tiên hội nhập toàn diện vào EU, đang phấn đấu gia nhập Hiệp địnhSchengen và Khu vực đồng tiền chung châu Âu... đồng thời tăng cường quan hệ vớicác nước láng giềng. Tuy nhiên, Bulgaria cũng chú trọng cân bằng quan hệĐông-Tây thông qua việc phát triển quan hệ với Nga, các nước lớn ở châu Á nhưTrung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó,Việt Nam là một ưu tiên.

Bulgaria là thành viên của các tổ chức quốc tế Liên hợp quốc và nhiều tổ chức uytín quốc tế khác.

Việt Nam và Bulgaria có mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặtvới bề dày lịch sử trên 60 năm (1950-2013). Quan hệ chính trị giữa hai nước thờigian qua phát triển tốt đẹp. Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thếgiới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (8/2/1950), khởi đầucho mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác lâu dài giữa hai nước.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Bulgaria của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 8/1957đã đặt nền móng và dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước. Từ 1950đến 1989, quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp. Đất nước Bulgaria đã dành choViệt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu về tinh thần và vật chất trong sự nghiệpđấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước.

Thời gian gần đây, trong chính sách mở rộng và tăng cường quan hệ với các nướckhu vực châu Á, Bulgaria đặc biệt quan tâm tăng cường quan hệ với Việt Nam. Đángchú ý, trong các cuộc hội đàm và tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao của Bulgaria đều bàytỏ mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên mức Đối tác chiến lược. Hai nướccũng đẩy mạnh các cuộc thăm hỏi và làm việc giữa các lãnh đạo cấp cao.

Tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, hai nước hợp tác tốt tại các diễn đàn đaphương. Bulgaria ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, ứng cử Ủy viên không thường trựcHội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008-2009) và ứng cử Hội đồng Nhân quyền(2014-2016); Việt Nam ủng hộ Bulgaria ứng cử vào ECOSOC (2007-2009), Ủy banThanh tra Liên hợp quốc (2011-2013), ứng cử làm Tổng Giám đốc UNESCO (2009-2013)và Thẩm phán tòa án công lý quốc tế ICJ (2011).

Hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây có tiến triểntích cực, kim ngạch thương mại đạt 70-80 triệu USD/năm. Tháng 6/2012, hai bên đãtổ chức thành công Khóa họp lần thứ 22 Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam-Bulgaria.

Hiện Bulgaria có 7 dự án FDI tại Việt Nam với tổng số vốn khoảng 30 triệu USD,trong đó nổi bật là Dự án chế biến cà phê tại Lâm Đồng, dự án dệt may tại Huế.Hai bên cũng đã ký và đang tích cực triển khai "Chương trình hợp tác giáo dụcgiai đoạn 2012-2016."

Trong khuôn khổ chuyến thăm Bulgaria của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tháng9/2012 vừa qua, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã ký Bản ghi nhớ hợptác với Trường Đại học Tổng hợp Sofia, trong đó có mục tiêu hướng tới giảng dạymôn tiếng Việt tại Sofia và giảng dạy tiếng Bulgaria tại Hà Nội.

Trong lĩnh vực văn hóa, hai bên xác định giai đoạn mới trọng tâm hợp tác là lĩnhvực bảo tồn di sản, trùng tu các di tích lịch sử của Việt Nam. Hiện có hơn 1.000người Việt Nam sinh sống tại Bulgaria, phần lớn đều có cuộc sống tương đối ổnđịnh, chủ yếu kinh doanh hàng may mặc, thủ công-mỹ nghệ hoặc nông phẩm. Cộngđồng người Việt có thuận lợi là hiểu biết sâu về nước sở tại vì một phần đáng kểtrong cộng đồng từng học tập hoặc lao động xuất khẩu ở Bulgaria, có tri thức vàquan hệ tốt với chính quyền. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cộngđồng, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.

Chuyến thăm lần này của Tổng thống Cộng hòa Bulgaria nhằm khẳng định coi trọngvà mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt vớiViệt Nam, thúc đẩy khởi động mô hình hợp tác kinh tế mới giữa hai nước đồng thờitrao đổi tình hình và đánh giá về các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùngquan tâm./.

Thanh Hải (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Hoàng Văn Thắng và đồng chí Nguyễn Thành Rum.