Ngày 25/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Bộ Công an triển khai đề án “Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2012-2015” (gọi tắt là đề án 6).
Đây là một trong sáu đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Kinh phí dự kiến thực hiện đề án sáu là 817 tỷ đồng với mục tiêu là hàng năm có ít nhất 60% số đối tượng vi phạm pháp luật hình sự, đối tượng được đặc xá, được giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm; xây dựng và nhân rộng mô hình quần chúng tham gia phòng chống tội phạm; xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền phòng chống tội phạm; phấn đấu đến năm 2013, 100% công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ quản lý chương trình.
Các giải pháp thực hiện đề án như tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân; động viên nhân dân phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giúp đỡ người lầm lỗi; tổ chức các đợt cao điểm toàn dân tham gia phòng chống tội phạm. Nâng cao hiệu quả điều tra, phá án; kiềm chế sự gia tăng của tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, tội phạm môi trường, sử dụng công nghệ cao; điều tra các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm; xây dựng hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá dự án; tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật về tình hình bắt, xử lý tội phạm.
Theo đánh giá của Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an: Giai đoạn 2006-2010, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động nhân dân cung cấp gần 5 triệu nguồn tin tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật; cảm hóa, giáo dục tại cộng đồng hơn 208.000 lượt người vi phạm pháp luật; xây dựng và duy trì hoạt động trên 700 mô hình điển hình về phòng chống tội phạm với sự tham gia đông đảo của người dân.
Theo Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an, tội phạm ở Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là trong thời điểm khó khăn về sản xuất kinh doanh, nổi lên là hoạt động của tội phạm hình sự trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý công, tình trạng vỡ nợ, vỡ hụi, tín dụng đen.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo diễn ra phức tạp, đặc biệt do người nước ngoài sử dụng; trong khi đó tội phạm ma túy hoạt động mạnh trên các địa bàn trọng điểm. Hàng năm, trung bình xảy ra trên 1.000 vụ giết người, trong đó số vụ giết người thân trong gia đình chiếm đến 10-15%.
Tội phạm chống người thi hành công vụ tăng nhanh, chỉ tính riêng trong năm 2012 đã có 11 chiến sỹ công an hy sinh và 190 chiến sỹ bị thương trong khi làm nhiệm vụ../.
Đây là một trong sáu đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Kinh phí dự kiến thực hiện đề án sáu là 817 tỷ đồng với mục tiêu là hàng năm có ít nhất 60% số đối tượng vi phạm pháp luật hình sự, đối tượng được đặc xá, được giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm; xây dựng và nhân rộng mô hình quần chúng tham gia phòng chống tội phạm; xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền phòng chống tội phạm; phấn đấu đến năm 2013, 100% công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ quản lý chương trình.
Các giải pháp thực hiện đề án như tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân; động viên nhân dân phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giúp đỡ người lầm lỗi; tổ chức các đợt cao điểm toàn dân tham gia phòng chống tội phạm. Nâng cao hiệu quả điều tra, phá án; kiềm chế sự gia tăng của tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, tội phạm môi trường, sử dụng công nghệ cao; điều tra các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm; xây dựng hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá dự án; tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật về tình hình bắt, xử lý tội phạm.
Theo đánh giá của Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an: Giai đoạn 2006-2010, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động nhân dân cung cấp gần 5 triệu nguồn tin tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật; cảm hóa, giáo dục tại cộng đồng hơn 208.000 lượt người vi phạm pháp luật; xây dựng và duy trì hoạt động trên 700 mô hình điển hình về phòng chống tội phạm với sự tham gia đông đảo của người dân.
Theo Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an, tội phạm ở Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là trong thời điểm khó khăn về sản xuất kinh doanh, nổi lên là hoạt động của tội phạm hình sự trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý công, tình trạng vỡ nợ, vỡ hụi, tín dụng đen.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo diễn ra phức tạp, đặc biệt do người nước ngoài sử dụng; trong khi đó tội phạm ma túy hoạt động mạnh trên các địa bàn trọng điểm. Hàng năm, trung bình xảy ra trên 1.000 vụ giết người, trong đó số vụ giết người thân trong gia đình chiếm đến 10-15%.
Tội phạm chống người thi hành công vụ tăng nhanh, chỉ tính riêng trong năm 2012 đã có 11 chiến sỹ công an hy sinh và 190 chiến sỹ bị thương trong khi làm nhiệm vụ../.
Trần Xuân Tình (TTXVN)