Chiều 10/11, thảo luận tại tổ về dự án Luật xử lý vi phạm hành chính, nhiều đại biểu tán thành tăng mức xử phạt tiền để bảo đảm tính răn đe, phù hợp với thực tiễn đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp khác, tránh trường hợp “phạt cho tồn tại.”
Dự thảo quy định mức xử phạt tiền tối thiểu là 50.000 đồng và tối đa là 2 tỷ đồng. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (thi hành từ 2008), mức phạt tiền tối thiểu tăng gấp 5 lần và mức phạt tiền tối đa tăng gấp 4 lần.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng), thực tiễn cho thấy chỉ khi các chế tài có đủ sức răn đe và đánh thẳng vào “túi tiền” của người vi phạm thì mới có tác dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng mức xử phạt, Luật cũng cần cụ thể hóa trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt để tránh tình trạng lạm quyền, lợi dụng nhận hối lộ, “lót tay”; tăng cường hình thức kỷ luật đối với cán bộ vi phạm vì chỉ có như vậy người dân mới thực sự chấp hành pháp luật, tôn trọng vai trò và hình ảnh của cán bộ công quyền.
Đại biểu Lương Văn Thành (Hải Phòng) cũng đồng tình mức phạt hiện chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, nhiều người sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để tiếp tục vi phạm.
Đại biểu Đào Văn Bình (Hà Nội) cũng cho rằng hiện nhiều cá nhân, doanh nghiệp cố tình vi phạm bởi tiền phạt chưa đủ sức răn đe, mức phạt quá nhẹ.
Bên cạnh mức phạt hợp lý, cần quy định áp dụng nghiêm các biện pháp kèm theo, ví dụ: khôi phục như ban đầu hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép...
Đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cho rằng Luật cần có tính ổn định, bền vững trong khi giá cả đời sống có biến động nhất định, do đó các quy định liên quan không nên ấn định cứng mức tiền phạt mà giao cho Chính phủ quy định khung (ví dụ 5 năm/lần). Nếu không tính đến yếu tố trượt giá, sợ khi thay đổi thì mức phạt quy định trong Luật lại không còn đủ sức răn đe.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) cũng đồng tình cho rằng mức phạt phải đủ sức răn đe, đáp ứng yêu cầu tình hình hiện nay đồng thời chỉ nên quy định khung hình phạt để tránh việc Luật vừa ra đời đã bị lỗi thời bởi sự trượt giá của đồng tiền. Theo đại biểu, việc phạt cho tồn tại hiện rất phổ biến trong khi mức phạt không đáng kể.
Đại biểu Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) lại có ý kiến khác khi đề nghị cân nhắc việc tăng mức phạt trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay vì vi phạm hành chính liên quan đến số đông chứ không giới hạn trong phạm vi một số người có thu nhập cao.
Đại biểu Lê Quang Hiệp (Thanh Hóa) thì cho rằng vấn đề quan trọng hơn cả là cách phạt như thế nào? Vì nếu phạt cho tồn tại, mức vi phạm sẽ ngày càng nhiều; Tăng mức phạt cũng chưa phải là giải pháp tối ưu. Trong giai đoạn này, cần áp dụng biện pháp phạt và không cho tồn tại mới xử lý được vi phạm. Ví dụ, vi phạm đến lần thứ 3 có thể tịch thu xe, hủy giấy phép lái xe.
Xoay quanh mức phạt tiền, nhiều đại biểu cũng nhất trí việc giao Chính phủ quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng một hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, môi trường và quản lý đô thị tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở đề nghị của Hội đồng nhân dân thành phố.
Liên quan đến vấn đề giao cho Tòa án thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, một số đại biểu đồng tình và cho rằng các biện pháp xử lý hành chính là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước (trong đó có 3 biện pháp buộc người bị áp dụng phải cách ly khỏi cộng đồng trong thời gian nhất định) do đó, việc áp dụng các biện pháp này cần được Tòa án quyết định theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, bảo đảm khách quan, thận trọng, chính xác.
Theo đại biểu Lương Văn Thành (Hải Phòng), các biện pháp như đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào trường giáo dưỡng xét về khía cạnh nào đó cũng là việc cách ly công dân ra khỏi đời sống xã hội. Khi áp dụng các biện pháp này, cần thiết phải qua một quá trình tố tụng tư pháp mới đảm bảo khách quan.
Đại biểu phân tích thêm về việc đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, thực chất phải giải quyết bằng các biện pháp kinh tế xã hội như tạo việc làm, dạy nghề chứ không nên áp dụng biện pháp bắt buộc, cưỡng chế bởi nếu không có việc làm, số đối tượng quay lại nghề là phổ biến.
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) cho rằng quy định như vậy là hợp lý, đảm bảo sự khách quan, dân chủ tuy nhiên, cần có lộ trình, thời gian thích hợp; trước mắt nên giao một số loại việc, ví dụ quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh (để tránh tình trạng đơn phương, lạm quyền).
Các đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội), Đào Văn Bình (Hà Nội) cũng cho rằng việc giao thẩm quyền áp dụng xử lý hành chính cho cơ quan tư pháp phải có lộ trình, theo tiến độ chứ chưa thể áp dụng ngay./.
Dự thảo quy định mức xử phạt tiền tối thiểu là 50.000 đồng và tối đa là 2 tỷ đồng. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (thi hành từ 2008), mức phạt tiền tối thiểu tăng gấp 5 lần và mức phạt tiền tối đa tăng gấp 4 lần.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng), thực tiễn cho thấy chỉ khi các chế tài có đủ sức răn đe và đánh thẳng vào “túi tiền” của người vi phạm thì mới có tác dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng mức xử phạt, Luật cũng cần cụ thể hóa trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt để tránh tình trạng lạm quyền, lợi dụng nhận hối lộ, “lót tay”; tăng cường hình thức kỷ luật đối với cán bộ vi phạm vì chỉ có như vậy người dân mới thực sự chấp hành pháp luật, tôn trọng vai trò và hình ảnh của cán bộ công quyền.
Đại biểu Lương Văn Thành (Hải Phòng) cũng đồng tình mức phạt hiện chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, nhiều người sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để tiếp tục vi phạm.
Đại biểu Đào Văn Bình (Hà Nội) cũng cho rằng hiện nhiều cá nhân, doanh nghiệp cố tình vi phạm bởi tiền phạt chưa đủ sức răn đe, mức phạt quá nhẹ.
Bên cạnh mức phạt hợp lý, cần quy định áp dụng nghiêm các biện pháp kèm theo, ví dụ: khôi phục như ban đầu hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép...
Đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cho rằng Luật cần có tính ổn định, bền vững trong khi giá cả đời sống có biến động nhất định, do đó các quy định liên quan không nên ấn định cứng mức tiền phạt mà giao cho Chính phủ quy định khung (ví dụ 5 năm/lần). Nếu không tính đến yếu tố trượt giá, sợ khi thay đổi thì mức phạt quy định trong Luật lại không còn đủ sức răn đe.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) cũng đồng tình cho rằng mức phạt phải đủ sức răn đe, đáp ứng yêu cầu tình hình hiện nay đồng thời chỉ nên quy định khung hình phạt để tránh việc Luật vừa ra đời đã bị lỗi thời bởi sự trượt giá của đồng tiền. Theo đại biểu, việc phạt cho tồn tại hiện rất phổ biến trong khi mức phạt không đáng kể.
Đại biểu Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) lại có ý kiến khác khi đề nghị cân nhắc việc tăng mức phạt trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay vì vi phạm hành chính liên quan đến số đông chứ không giới hạn trong phạm vi một số người có thu nhập cao.
Đại biểu Lê Quang Hiệp (Thanh Hóa) thì cho rằng vấn đề quan trọng hơn cả là cách phạt như thế nào? Vì nếu phạt cho tồn tại, mức vi phạm sẽ ngày càng nhiều; Tăng mức phạt cũng chưa phải là giải pháp tối ưu. Trong giai đoạn này, cần áp dụng biện pháp phạt và không cho tồn tại mới xử lý được vi phạm. Ví dụ, vi phạm đến lần thứ 3 có thể tịch thu xe, hủy giấy phép lái xe.
Xoay quanh mức phạt tiền, nhiều đại biểu cũng nhất trí việc giao Chính phủ quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng một hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, môi trường và quản lý đô thị tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở đề nghị của Hội đồng nhân dân thành phố.
Liên quan đến vấn đề giao cho Tòa án thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, một số đại biểu đồng tình và cho rằng các biện pháp xử lý hành chính là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước (trong đó có 3 biện pháp buộc người bị áp dụng phải cách ly khỏi cộng đồng trong thời gian nhất định) do đó, việc áp dụng các biện pháp này cần được Tòa án quyết định theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, bảo đảm khách quan, thận trọng, chính xác.
Theo đại biểu Lương Văn Thành (Hải Phòng), các biện pháp như đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào trường giáo dưỡng xét về khía cạnh nào đó cũng là việc cách ly công dân ra khỏi đời sống xã hội. Khi áp dụng các biện pháp này, cần thiết phải qua một quá trình tố tụng tư pháp mới đảm bảo khách quan.
Đại biểu phân tích thêm về việc đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, thực chất phải giải quyết bằng các biện pháp kinh tế xã hội như tạo việc làm, dạy nghề chứ không nên áp dụng biện pháp bắt buộc, cưỡng chế bởi nếu không có việc làm, số đối tượng quay lại nghề là phổ biến.
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) cho rằng quy định như vậy là hợp lý, đảm bảo sự khách quan, dân chủ tuy nhiên, cần có lộ trình, thời gian thích hợp; trước mắt nên giao một số loại việc, ví dụ quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh (để tránh tình trạng đơn phương, lạm quyền).
Các đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội), Đào Văn Bình (Hà Nội) cũng cho rằng việc giao thẩm quyền áp dụng xử lý hành chính cho cơ quan tư pháp phải có lộ trình, theo tiến độ chứ chưa thể áp dụng ngay./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)