Chiều 19/11, thảo luận về dự án Luật Kiểm toán độc lập, đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết phải ban hành luật này.
Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò làm tăng độ tin cậy cho thông tin tài chính, là cơ sở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế.
Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập sẽ tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển; đồng thời nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán.
Thảo luận về dự án Luật Kiểm toán độc lập, một số đại biểu Quốc hội đề nghị dự thảo Luật cần đề cao hơn nữa vai trò của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán theo hướng tăng cường xã hội hóa hoạt động nghề nghiệp đặc thù này.
Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) nêu ý kiến, kiểm toán là nghề đặc thù, với những yêu cầu rất cao về đạo đức nghề nghiệp. Hoạt động kiểm toán gắn liền với trách nhiệm của con người. Do đó điều kiện về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng cũng giống như nghề luật sư, tư vấn...
Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị dự thảo Luật cần chế định rõ vai trò của Hội kiểm toán Việt Nam theo mô hình như Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đại biểu Trần Du Lịch cung cấp thông tin, trên thế giới hiện có 3 loại hình kiểm toán: kiểm toán nội bộ (tự doanh nghiệp kiểm toán), kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập (do đơn vị kiểm toán bên ngoài thực hiện).
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Quốc Anh (Đồng Nai) góp ý trong quy định công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm toán, dự thảo Luật nên xây dựng theo tinh thần những vấn đề gì mà Hội Kiểm toán Việt Nam có thể làm được thì nên giao ngay cho Hội. Quy định như vậy sẽ đảm bảo yêu cầu xã hội hóa và phù hợp với tính chất nghề nghiệp của Hội.
Cũng có những ý kiến khác cho rằng, năng lực, điều kiện của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu vì vậy, trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực này nên giao cho Bộ Tài chính.
Các đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) và Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nêu ý kiến, kiểm toán độc lập là loại hình kinh doanh có điều kiện và còn mới mẻ ở Việt Nam nên cần được kiểm soát chặt chẽ. Bởi vậy, việc giao cho Bộ Tài chính thẩm quyền cấp, đổi chứng chỉ kiểm toán như trong dự thảo Luật là hợp lý vì hiện nay tổ chức Hội nghề nghiệp kiểm toán ở Việt Nam chưa đáp ứng đủ năng lực và điều kiện đảm nhận công việc này. Ngoài ra, việc cấp, đình chỉ thu hồi giấy phép hoạt động các chi nhánh, các đại diện doanh nghiệp kiểm toán cũng cần giao cho Bộ Tài chính vì đây là lĩnh vực chuyên ngành, cần đảm bảo chất lượng hoạt động.
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) thì cho rằng nên quy định việc cấp, thu hồi chứng chỉ giấy phép thành lập của doanh nghiệp kiểm toán cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bởi công ty kiểm toán cũng phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, quy định như vậy là phù hợp. Về tiêu chuẩn, điều kiện của Tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán, đại biểu Loan đề xuất dự thảo Luật nên bỏ quy định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ” vì những vị trí này doanh nghiệp có thể thuê, mướn chứ không nhất thiết phải là cổ đông.
Về đối tượng kiểm toán bắt buộc, đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) đề nghị bổ sung thêm thành phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với mục tiêu tăng cường đối tượng kiểm toán theo luật định đồng thời tăng thêm thị trường cho các doanh nghiệp kiểm toán.
Đại biểu Chung cũng kiến nghị nên thành lập cơ quan độc lập để kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm cả kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước. Liên quan đến phí kiểm toán, đại biểu Chung góp ý, dự thảo Luật nên quy định cần ghi rõ giá kiểm toán vào các báo cáo kiểm toán của các cơ quan, tổ chức.
Liên quan đến các quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên, đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng các quy định về vấn đề này trong dự thảo Luật chưa cụ thể; chưa quy định rõ cơ quan tổ chức nào xác nhận tiêu chuẩn, điều kiện này.
Đại biểu Tâm đề nghị dự thảo Luật cần quy định chế tài bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả kiểm toán sai chứ không nên chỉ quy định phạt về hành chính. Ngoài ra dự thảo luật cần bổ sung hoạt động thanh tra, hậu kiểm đối với hoạt động của các cơ quan kiểm toán độc lập để đảm bảo chất lượng của công tác kiểm toán./.
Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò làm tăng độ tin cậy cho thông tin tài chính, là cơ sở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế.
Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập sẽ tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển; đồng thời nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán.
Thảo luận về dự án Luật Kiểm toán độc lập, một số đại biểu Quốc hội đề nghị dự thảo Luật cần đề cao hơn nữa vai trò của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán theo hướng tăng cường xã hội hóa hoạt động nghề nghiệp đặc thù này.
Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) nêu ý kiến, kiểm toán là nghề đặc thù, với những yêu cầu rất cao về đạo đức nghề nghiệp. Hoạt động kiểm toán gắn liền với trách nhiệm của con người. Do đó điều kiện về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng cũng giống như nghề luật sư, tư vấn...
Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị dự thảo Luật cần chế định rõ vai trò của Hội kiểm toán Việt Nam theo mô hình như Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đại biểu Trần Du Lịch cung cấp thông tin, trên thế giới hiện có 3 loại hình kiểm toán: kiểm toán nội bộ (tự doanh nghiệp kiểm toán), kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập (do đơn vị kiểm toán bên ngoài thực hiện).
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Quốc Anh (Đồng Nai) góp ý trong quy định công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm toán, dự thảo Luật nên xây dựng theo tinh thần những vấn đề gì mà Hội Kiểm toán Việt Nam có thể làm được thì nên giao ngay cho Hội. Quy định như vậy sẽ đảm bảo yêu cầu xã hội hóa và phù hợp với tính chất nghề nghiệp của Hội.
Cũng có những ý kiến khác cho rằng, năng lực, điều kiện của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu vì vậy, trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực này nên giao cho Bộ Tài chính.
Các đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) và Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nêu ý kiến, kiểm toán độc lập là loại hình kinh doanh có điều kiện và còn mới mẻ ở Việt Nam nên cần được kiểm soát chặt chẽ. Bởi vậy, việc giao cho Bộ Tài chính thẩm quyền cấp, đổi chứng chỉ kiểm toán như trong dự thảo Luật là hợp lý vì hiện nay tổ chức Hội nghề nghiệp kiểm toán ở Việt Nam chưa đáp ứng đủ năng lực và điều kiện đảm nhận công việc này. Ngoài ra, việc cấp, đình chỉ thu hồi giấy phép hoạt động các chi nhánh, các đại diện doanh nghiệp kiểm toán cũng cần giao cho Bộ Tài chính vì đây là lĩnh vực chuyên ngành, cần đảm bảo chất lượng hoạt động.
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) thì cho rằng nên quy định việc cấp, thu hồi chứng chỉ giấy phép thành lập của doanh nghiệp kiểm toán cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bởi công ty kiểm toán cũng phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, quy định như vậy là phù hợp. Về tiêu chuẩn, điều kiện của Tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán, đại biểu Loan đề xuất dự thảo Luật nên bỏ quy định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ” vì những vị trí này doanh nghiệp có thể thuê, mướn chứ không nhất thiết phải là cổ đông.
Về đối tượng kiểm toán bắt buộc, đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) đề nghị bổ sung thêm thành phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với mục tiêu tăng cường đối tượng kiểm toán theo luật định đồng thời tăng thêm thị trường cho các doanh nghiệp kiểm toán.
Đại biểu Chung cũng kiến nghị nên thành lập cơ quan độc lập để kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm cả kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước. Liên quan đến phí kiểm toán, đại biểu Chung góp ý, dự thảo Luật nên quy định cần ghi rõ giá kiểm toán vào các báo cáo kiểm toán của các cơ quan, tổ chức.
Liên quan đến các quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên, đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng các quy định về vấn đề này trong dự thảo Luật chưa cụ thể; chưa quy định rõ cơ quan tổ chức nào xác nhận tiêu chuẩn, điều kiện này.
Đại biểu Tâm đề nghị dự thảo Luật cần quy định chế tài bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả kiểm toán sai chứ không nên chỉ quy định phạt về hành chính. Ngoài ra dự thảo luật cần bổ sung hoạt động thanh tra, hậu kiểm đối với hoạt động của các cơ quan kiểm toán độc lập để đảm bảo chất lượng của công tác kiểm toán./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)