Sáng 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và thảo luận về một số vấn đề quan trọng, còn có ý kiến khác nhau về dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Tại phiên thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với báo cáo thẩm tra về dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng do Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày.
Việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh hiện hành nhằm điều chỉnh kịp thời những điểm bất hợp lý, thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm công bằng, công khai và tạo điều kiện để người có công tiếp cận chính sách một cách thuận lợi nhất.
Đa số các đại biểu đề nghị mở rộng chế độ ưu đãi về bảo hiểm y tế đối với thân nhân của các đối tượng người có công trên cơ sở cân nhắc phù hợp với khả năng cân đối ngân sách; tách trợ cấp tuất ưu đãi người có công với chế độ tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo các đại biểu, Việt Nam phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, số người có công khá lớn. Chăm sóc tốt hơn để đền ơn đáp nghĩa là cần thiết, nhưng cũng cần cân nhắc tính toán làm sao để cho công bằng, vừa đúng, vừa trúng và phù hợp vấn đề nguồn lực. Tránh tình trạng cào bằng giữa tất cả các đối tượng người có công bởi trên thực tế có những gia đình có mức sống rất cao nhưng cũng không ít người đời sống rất khó khăn. Làm sao giúp cho người có công, nhất là những gia đình có cuộc sống khó khăn có mức sống cao hơn mức trung bình.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn với mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sỹ trở lên. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, trợ cấp tiền tuất phải quy định rõ ràng, dẫu không đặt ra mức hai liệt sỹ thì thân nhân được hưởng hai suất trợ cấp, tương tự 3-4 liệt sỹ thì được nhân lên với con số tương ứng nhưng cũng phải tính toán làm sao cho xác đáng, cụ thể hơn, giải tỏa tâm lý cho gia đình người có công khi người thân của họ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Việc khống chế mức hưởng như trước đây là rất khó thuyết phục. Đây cũng là quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai.
Các ý kiến cũng đề nghị bổ sung một số nội dung về chế độ hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở; cân nhắc việc công nhận liệt sỹ đối với những người bị chết do ốm đau, tai nạn khi làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh; không nên quy định tuổi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng; có chính sách hỗ trợ đối với các gia đình tự bỏ tiền của, công sức đi tìm kiếm thân nhân là liệt sỹ; vấn đề tái khám cho thương binh khi vết đau tái phát...
Các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn đều cho rằng nhiều thương binh trước đây đã giám định nhưng tiến bộ y học khi đó chưa phát hiện được hết mọi thương tật, thực tế nhiều người vẫn còn viên đạn di chuyển trong cơ thể hoặc vết thương tái phát, không cho họ tái khám là không đúng, cần quy định trong trường hợp vết thương tái phát thì được giám định lại, để họ được nâng hạng và hưởng chính sách phù hợp nếu có thể./.
Tại phiên thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với báo cáo thẩm tra về dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng do Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày.
Việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh hiện hành nhằm điều chỉnh kịp thời những điểm bất hợp lý, thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm công bằng, công khai và tạo điều kiện để người có công tiếp cận chính sách một cách thuận lợi nhất.
Đa số các đại biểu đề nghị mở rộng chế độ ưu đãi về bảo hiểm y tế đối với thân nhân của các đối tượng người có công trên cơ sở cân nhắc phù hợp với khả năng cân đối ngân sách; tách trợ cấp tuất ưu đãi người có công với chế độ tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo các đại biểu, Việt Nam phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, số người có công khá lớn. Chăm sóc tốt hơn để đền ơn đáp nghĩa là cần thiết, nhưng cũng cần cân nhắc tính toán làm sao để cho công bằng, vừa đúng, vừa trúng và phù hợp vấn đề nguồn lực. Tránh tình trạng cào bằng giữa tất cả các đối tượng người có công bởi trên thực tế có những gia đình có mức sống rất cao nhưng cũng không ít người đời sống rất khó khăn. Làm sao giúp cho người có công, nhất là những gia đình có cuộc sống khó khăn có mức sống cao hơn mức trung bình.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn với mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sỹ trở lên. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, trợ cấp tiền tuất phải quy định rõ ràng, dẫu không đặt ra mức hai liệt sỹ thì thân nhân được hưởng hai suất trợ cấp, tương tự 3-4 liệt sỹ thì được nhân lên với con số tương ứng nhưng cũng phải tính toán làm sao cho xác đáng, cụ thể hơn, giải tỏa tâm lý cho gia đình người có công khi người thân của họ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Việc khống chế mức hưởng như trước đây là rất khó thuyết phục. Đây cũng là quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai.
Các ý kiến cũng đề nghị bổ sung một số nội dung về chế độ hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở; cân nhắc việc công nhận liệt sỹ đối với những người bị chết do ốm đau, tai nạn khi làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh; không nên quy định tuổi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng; có chính sách hỗ trợ đối với các gia đình tự bỏ tiền của, công sức đi tìm kiếm thân nhân là liệt sỹ; vấn đề tái khám cho thương binh khi vết đau tái phát...
Các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn đều cho rằng nhiều thương binh trước đây đã giám định nhưng tiến bộ y học khi đó chưa phát hiện được hết mọi thương tật, thực tế nhiều người vẫn còn viên đạn di chuyển trong cơ thể hoặc vết thương tái phát, không cho họ tái khám là không đúng, cần quy định trong trường hợp vết thương tái phát thì được giám định lại, để họ được nâng hạng và hưởng chính sách phù hợp nếu có thể./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)