Sáng 13/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Kiểm toán độc lập.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến đánh giá việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập sẽ tạo ra khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển; đồng thời nâng cao vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước thông qua việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán.
Luật Kiểm toán độc lập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với dịch vụ kiểm toán, trong đó có doanh nghiệp có liên quan đến lợi ích công chúng bắt buộc phải kiểm toán...
Đại biểu H'Luộc Ntơr, tỉnh Đắk Lắk, tán thành với tên gọi như dự thảo là Luật Kiểm toán độc lập vì tên gọi đó có tính kế thừa các quy định pháp luật hiện hành và là thuật ngữ đã sử dụng quen thuộc ở Việt Nam. Tên gọi này cũng giúp phân biệt với Kiểm toán Nhà nước hay Kiểm toán nội bộ mặc dù về bản chất đây đều là các hoạt động được thực hiện độc lập.
Thảo luận về kiểm toán bắt buộc, đại biểu Nguyễn Thị Loan, thành phố Hà Nội và một số đại biểu nhất trí ngoài những doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật hiện hành đã quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, cần thiết bổ sung thêm đối tượng bắt buộc kiểm toán bao gồm báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Việc bắt buộc phải kiểm toán độc lập đối với Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A sử dụng vốn Nhà nước sẽ góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về quản lý Nhà nước đối với kiểm toán độc lập, nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo Luật, giao cho Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn cũng của thành phố Hà Nội tán thành với quy định giao cho Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về kiểm toán độc lập nhưng đề nghị dự thảo Luật thiết kế nội dung này gọn lại trong một số điều, không nêu quy định dàn trải cả luật; các quy định khác về điều kiện thành lập… đã có trong Luật Doanh nghiệp, không nên quy định lại trong luật này.
Đại biểu Vũ Quang Hải, tỉnh Hưng Yên, lại cho rằng quy định như dự thảo Luật là chưa ổn, cần phải làm rõ Bộ Tài chính sẽ quản lý những gì và quản lý như thế nào?. Ông nhận định cái khó nhất trong việc xây dựng Luật Kiểm toán độc lập đó là chế tài xử lý những sai phạm do kiểm toán độc lập gây ra. Có quy định nghiêm minh, chặt chẽ, hoạt động kiểm toán độc lập mới phát huy tác dụng.
Xung quanh quy định tại điểm c, khoản 1 và khoản 5 Điều 15 không cho phép kiểm toán viên được hành nghề với tư cách cá nhân mà phải hành nghề trong doanh nghiệp kiểm toán, một số ý kiến tán thành với quan điểm này vì cho rằng, kiểm toán độc lập đòi hỏi kiểm toán viên phải có chuẩn mực đạo đức cao, có trách nhiệm lớn trong việc bảo đảm tính chính xác, tính trung thực, tính tuân thủ các quy định của pháp luật.
Nếu để cho các kiểm toán viên hành nghề với tư cách cá nhân, không thể kiểm soát được các hành vi và mối quan hệ của cá nhân kiểm toán viên trong khi thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, quy định các kiểm toán viên hành nghề chỉ được hành nghề trong các doanh nghiệp là cần thiết nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ; đồng thời tạo điều kiện để cơ quan quản lý giám sát chất lượng hoạt động của kiểm toán viên.
Đại biểu Hồng Sơn cũng đề xuất trong Luật nên quy định những cấp độ khác nhau đối với cán bộ kiểm toán; phải lấy tiêu chí kinh nghiệm và thời gian công tác để công nhận cấp độ kiểm toán viên.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào, Hà Nội, nêu quan điểm không để kiểm toán độc lập kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước vì đã có kiểm toán Nhà nước làm công việc này.
Còn đại biểu Phạm Thị Loan lại có quan điểm khác. Kiểm toán Nhà nước hay kiểm toán độc lập đều phải hoạt động tuân theo pháp luật nên đề nghị cần quy định kiểm toán độc lập có thể tham gia kiểm toán các doanh nghiệp Nhà nước, kiểm toán các công trình dự án Nhà nước để tạo sự bình đẳng trước pháp luật giữa kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập, đại biểu Phạm Thị Loan nhấn mạnh.
Chiều nay, các đại biểu sẽ làm việc tại Hội trường./.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến đánh giá việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập sẽ tạo ra khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển; đồng thời nâng cao vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước thông qua việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán.
Luật Kiểm toán độc lập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với dịch vụ kiểm toán, trong đó có doanh nghiệp có liên quan đến lợi ích công chúng bắt buộc phải kiểm toán...
Đại biểu H'Luộc Ntơr, tỉnh Đắk Lắk, tán thành với tên gọi như dự thảo là Luật Kiểm toán độc lập vì tên gọi đó có tính kế thừa các quy định pháp luật hiện hành và là thuật ngữ đã sử dụng quen thuộc ở Việt Nam. Tên gọi này cũng giúp phân biệt với Kiểm toán Nhà nước hay Kiểm toán nội bộ mặc dù về bản chất đây đều là các hoạt động được thực hiện độc lập.
Thảo luận về kiểm toán bắt buộc, đại biểu Nguyễn Thị Loan, thành phố Hà Nội và một số đại biểu nhất trí ngoài những doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật hiện hành đã quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, cần thiết bổ sung thêm đối tượng bắt buộc kiểm toán bao gồm báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Việc bắt buộc phải kiểm toán độc lập đối với Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A sử dụng vốn Nhà nước sẽ góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về quản lý Nhà nước đối với kiểm toán độc lập, nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo Luật, giao cho Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn cũng của thành phố Hà Nội tán thành với quy định giao cho Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về kiểm toán độc lập nhưng đề nghị dự thảo Luật thiết kế nội dung này gọn lại trong một số điều, không nêu quy định dàn trải cả luật; các quy định khác về điều kiện thành lập… đã có trong Luật Doanh nghiệp, không nên quy định lại trong luật này.
Đại biểu Vũ Quang Hải, tỉnh Hưng Yên, lại cho rằng quy định như dự thảo Luật là chưa ổn, cần phải làm rõ Bộ Tài chính sẽ quản lý những gì và quản lý như thế nào?. Ông nhận định cái khó nhất trong việc xây dựng Luật Kiểm toán độc lập đó là chế tài xử lý những sai phạm do kiểm toán độc lập gây ra. Có quy định nghiêm minh, chặt chẽ, hoạt động kiểm toán độc lập mới phát huy tác dụng.
Xung quanh quy định tại điểm c, khoản 1 và khoản 5 Điều 15 không cho phép kiểm toán viên được hành nghề với tư cách cá nhân mà phải hành nghề trong doanh nghiệp kiểm toán, một số ý kiến tán thành với quan điểm này vì cho rằng, kiểm toán độc lập đòi hỏi kiểm toán viên phải có chuẩn mực đạo đức cao, có trách nhiệm lớn trong việc bảo đảm tính chính xác, tính trung thực, tính tuân thủ các quy định của pháp luật.
Nếu để cho các kiểm toán viên hành nghề với tư cách cá nhân, không thể kiểm soát được các hành vi và mối quan hệ của cá nhân kiểm toán viên trong khi thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, quy định các kiểm toán viên hành nghề chỉ được hành nghề trong các doanh nghiệp là cần thiết nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ; đồng thời tạo điều kiện để cơ quan quản lý giám sát chất lượng hoạt động của kiểm toán viên.
Đại biểu Hồng Sơn cũng đề xuất trong Luật nên quy định những cấp độ khác nhau đối với cán bộ kiểm toán; phải lấy tiêu chí kinh nghiệm và thời gian công tác để công nhận cấp độ kiểm toán viên.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào, Hà Nội, nêu quan điểm không để kiểm toán độc lập kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước vì đã có kiểm toán Nhà nước làm công việc này.
Còn đại biểu Phạm Thị Loan lại có quan điểm khác. Kiểm toán Nhà nước hay kiểm toán độc lập đều phải hoạt động tuân theo pháp luật nên đề nghị cần quy định kiểm toán độc lập có thể tham gia kiểm toán các doanh nghiệp Nhà nước, kiểm toán các công trình dự án Nhà nước để tạo sự bình đẳng trước pháp luật giữa kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập, đại biểu Phạm Thị Loan nhấn mạnh.
Chiều nay, các đại biểu sẽ làm việc tại Hội trường./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)