Siam Cement Group (SCG), Tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Thái Lan, đang cân nhắc kế hoạch đầu tư 4 tỷ bath (tương đương trên 131 triệu USD) để nâng công suất của một nhà máy sản xuất giấy kraft ở miền Nam Việt Nam.
Tổng giám đốc Chalokeporn Phalajivin nói rằng công ty Vina Kraft Paper Co., một liên doanh theo tỷ lệ cổ phần 70-30% giữa SCG và hãng Renko của Nhật Bản, dự định sẽ nâng công suất khai thác của nhà máy nói trên lên 90% năm nay.
Nhà máy trị giá 6 tỷ này bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 2009 và có công suất tối đa là 220.000 tấn giấy/năm.
Nhu cầu tiêu thụ giấy kraft tại Việt Nam tăng với nhịp độ 10% mỗi năm. Theo ông Chalokeporn, tổng sản lượng giấy hiện ở Việt Nam vào khoảng 800.000 tấn, so với nhu cầu đối với sản phẩm này là một triệu tấn mỗi năm. Vina Kraft đang là nhà sản xuất nhiều nhất và chiếm 18% thị phần trên thị trường giấy trị giá 16 tỷ bath tổng cộng ở Việt Nam.
Cho đến nay, SCG đã đầu tư 320 triệu USD vào thị trường Việt Nam, với 9 công ty đang hoạt động đã tạo ra được nguồn thu 280 triệu USD trong năm 2010 và thu hút khoảng 1.300 lao động địa phương.
Dhep Vongvanich, giám đốc điều hành của SCG tại Việt Nam cho biết Tập đoàn đang tìm kiếm thêm cơ cơ hội đầu tư thông qua hoạt động sáp nhập và mua bán cổ phần.
Dự án về xây dựng Khu liên hiệp hóa dầu trị giá 4 tỷ USD của SCG tại Việt Nam cũng đang tiến triển sau khi được Chính phủ Việt Nam bật đèn xanh. Ông Dhep cho hay việc chuẩn bị đất cho khu liên hiệp này đã và đang được chuẩn bị, với công ty chủ trì dự án sẽ được thành lập để có thể đi vào hoạt động từ năm 2016.
Ông nói: “Việt Nam có tiềm năng để trở thành một cơ sở sản xuất của SCG tại khu vực ASEAN, với các doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác như ximăng có thể sẽ được phát triển tại đó”./.
Tổng giám đốc Chalokeporn Phalajivin nói rằng công ty Vina Kraft Paper Co., một liên doanh theo tỷ lệ cổ phần 70-30% giữa SCG và hãng Renko của Nhật Bản, dự định sẽ nâng công suất khai thác của nhà máy nói trên lên 90% năm nay.
Nhà máy trị giá 6 tỷ này bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 2009 và có công suất tối đa là 220.000 tấn giấy/năm.
Nhu cầu tiêu thụ giấy kraft tại Việt Nam tăng với nhịp độ 10% mỗi năm. Theo ông Chalokeporn, tổng sản lượng giấy hiện ở Việt Nam vào khoảng 800.000 tấn, so với nhu cầu đối với sản phẩm này là một triệu tấn mỗi năm. Vina Kraft đang là nhà sản xuất nhiều nhất và chiếm 18% thị phần trên thị trường giấy trị giá 16 tỷ bath tổng cộng ở Việt Nam.
Cho đến nay, SCG đã đầu tư 320 triệu USD vào thị trường Việt Nam, với 9 công ty đang hoạt động đã tạo ra được nguồn thu 280 triệu USD trong năm 2010 và thu hút khoảng 1.300 lao động địa phương.
Dhep Vongvanich, giám đốc điều hành của SCG tại Việt Nam cho biết Tập đoàn đang tìm kiếm thêm cơ cơ hội đầu tư thông qua hoạt động sáp nhập và mua bán cổ phần.
Dự án về xây dựng Khu liên hiệp hóa dầu trị giá 4 tỷ USD của SCG tại Việt Nam cũng đang tiến triển sau khi được Chính phủ Việt Nam bật đèn xanh. Ông Dhep cho hay việc chuẩn bị đất cho khu liên hiệp này đã và đang được chuẩn bị, với công ty chủ trì dự án sẽ được thành lập để có thể đi vào hoạt động từ năm 2016.
Ông nói: “Việt Nam có tiềm năng để trở thành một cơ sở sản xuất của SCG tại khu vực ASEAN, với các doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác như ximăng có thể sẽ được phát triển tại đó”./.
T.N.Tiến/Bangkok (Vietnam+)