Ngày 14/5, Tập đoàn điện gió Timar (Timar Wind Solar Energy Malaysia) phối hợp với Ủy ban Nhân dân Ninh Thuận tổ chức hội thảo “Giới thiệu và triển khai công nghệ sản xuất điện gió tiên tiến lực nâng từ tính của Timar tại Ninh Thuận.”
Tập đoàn Timar đang sở hữu công nghệ điện gió mới, tiên tiến bằng từ trường với nhiều ưu điểm so với công nghệ truyền thống, đó là công nghệ điện gió theo mô hình trục thẳng đứng, sử dụng loại tuabin Maglev.
Tiến sỹ James Gia Cơ, Giám đốc Điều hành Timar Wind Solar Energy Việt Nam cho biết tuabin Maglev có thể phát điện khi gió ở vận tốc 1,5m/s và ngay cả khi vận tốc gió đạt 40m/s; có công suất phát điện lớn hơn tuabin truyền thống 20%, tiết kiệm được trên 50% chi phí vận hành; tuổi thọ của thiết bị đạt 500 năm.
Công suất đặt của một tổ hợp tuabin Maglev có thể đạt 1.000MW (trong khi tuabin gió truyền thống lớn nhất hiện nay chỉ khoảng 5-6MW/tổ), tương đương công suất đặt của một tổ phát điện nguyên tử, đủ cung cấp điện cho 750.000 hộ gia đình chỉ với giá tiền 52 triệu USD mà không phải lo về rủi ro rò rỉ phóng xạ hay vấn đề quản lý chất thải hạt nhân.
Hệ thống năng lượng điện gió trục đứng (VAWT) có hình thức thiết kế đón gió vận hành theo phương thẳng đứng với hai bộ tuabin gió vận hành theo hai phương đối nghịch; máy phát điện được thiết kế dưới máy trục đứng; trên mỗi cánh quạt không cần bình dầu và hộp số nên trọng lượng nhẹ và không có biểu hiện cháy. Hệ thống có lắp đặt thiết bị chống sét và có khả năng chống lại sự ăn mòn của nước biển.
Hệ thống này vận hành không ma sát, tốc độ gió khởi động chỉ cần 1m/s.
Thời gian tới, Timar sẽ đầu tư hai nhà máy lắp ráp tại Việt Nam để góp phần giảm giá thành của sản phẩm này.
Sau khi giới thiệu về công nghệ và kỹ thuật sản xuất điện gió tiên tiến mà Timar đang sở hữu, Tập đoàn Timar và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư.
Theo đó, Timar sẽ đầu tư phát triển ngành năng lượng điện gió công nghệ mới tại Ninh Thuận với tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 800 triệu USD, dự kiến hoàn thành thủ tục khởi công trong năm 2012.
Cụ thể, Timar sẽ xây dựng cơ sở sản xuất phụ kiện ngành năng lượng gió áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới; hỗ trợ tỉnh trong cung cấp điện chiếu sáng demo trên một số tuyến đường chính áp dụng các kỹ thuật mới của Timar; xây dựng các công trình tình nghĩa khác tại tỉnh.
Timar cũng cam kết sẽ có sự hỗ trợ về vốn và công nghệ nếu các dự án phát triển điện gió đầu tư tại Ninh Thuận muốn hợp tác với Timar.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh khẳng địn, tỉnh sẽ ủng hộ chủ trương cho Timar Wind Solar Energy Malaysia và Timar Wind Solar Energy Việt Nam đầu tư dự án điện gió và xây dựng cơ sở sản xuất phụ kiện ngành năng lượng gió áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới tại Ninh Thuận.
Tỉnh cũng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Timar trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan đến lĩnh vực đầu tư để sớm triển khai thực hiện dự án./.
Tập đoàn Timar đang sở hữu công nghệ điện gió mới, tiên tiến bằng từ trường với nhiều ưu điểm so với công nghệ truyền thống, đó là công nghệ điện gió theo mô hình trục thẳng đứng, sử dụng loại tuabin Maglev.
Tiến sỹ James Gia Cơ, Giám đốc Điều hành Timar Wind Solar Energy Việt Nam cho biết tuabin Maglev có thể phát điện khi gió ở vận tốc 1,5m/s và ngay cả khi vận tốc gió đạt 40m/s; có công suất phát điện lớn hơn tuabin truyền thống 20%, tiết kiệm được trên 50% chi phí vận hành; tuổi thọ của thiết bị đạt 500 năm.
Công suất đặt của một tổ hợp tuabin Maglev có thể đạt 1.000MW (trong khi tuabin gió truyền thống lớn nhất hiện nay chỉ khoảng 5-6MW/tổ), tương đương công suất đặt của một tổ phát điện nguyên tử, đủ cung cấp điện cho 750.000 hộ gia đình chỉ với giá tiền 52 triệu USD mà không phải lo về rủi ro rò rỉ phóng xạ hay vấn đề quản lý chất thải hạt nhân.
Hệ thống năng lượng điện gió trục đứng (VAWT) có hình thức thiết kế đón gió vận hành theo phương thẳng đứng với hai bộ tuabin gió vận hành theo hai phương đối nghịch; máy phát điện được thiết kế dưới máy trục đứng; trên mỗi cánh quạt không cần bình dầu và hộp số nên trọng lượng nhẹ và không có biểu hiện cháy. Hệ thống có lắp đặt thiết bị chống sét và có khả năng chống lại sự ăn mòn của nước biển.
Hệ thống này vận hành không ma sát, tốc độ gió khởi động chỉ cần 1m/s.
Thời gian tới, Timar sẽ đầu tư hai nhà máy lắp ráp tại Việt Nam để góp phần giảm giá thành của sản phẩm này.
Sau khi giới thiệu về công nghệ và kỹ thuật sản xuất điện gió tiên tiến mà Timar đang sở hữu, Tập đoàn Timar và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư.
Theo đó, Timar sẽ đầu tư phát triển ngành năng lượng điện gió công nghệ mới tại Ninh Thuận với tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 800 triệu USD, dự kiến hoàn thành thủ tục khởi công trong năm 2012.
Cụ thể, Timar sẽ xây dựng cơ sở sản xuất phụ kiện ngành năng lượng gió áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới; hỗ trợ tỉnh trong cung cấp điện chiếu sáng demo trên một số tuyến đường chính áp dụng các kỹ thuật mới của Timar; xây dựng các công trình tình nghĩa khác tại tỉnh.
Timar cũng cam kết sẽ có sự hỗ trợ về vốn và công nghệ nếu các dự án phát triển điện gió đầu tư tại Ninh Thuận muốn hợp tác với Timar.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh khẳng địn, tỉnh sẽ ủng hộ chủ trương cho Timar Wind Solar Energy Malaysia và Timar Wind Solar Energy Việt Nam đầu tư dự án điện gió và xây dựng cơ sở sản xuất phụ kiện ngành năng lượng gió áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới tại Ninh Thuận.
Tỉnh cũng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Timar trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan đến lĩnh vực đầu tư để sớm triển khai thực hiện dự án./.
Lan Phương (TTXVN)