Chiều 12/3, Đoàn công tác Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 do ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn đã về kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại tỉnh Bình Dương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một kênh rất quan trọng cần phải được phát huy tối đa. Phó Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng tỉnh Bình Dương đã nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Tỉnh đã triển khai nghiêm túc, bài bản, kịp thời; làm tốt công tác tuyên truyền; có nhiều hình thức lấy ý kiến và những cách làm hay, phù hợp với từng địa bàn dân cư, từng đối tượng. Mặc dù thời gian ngắn, bận rộn tổ chức, chăm lo Tết Nguyên đán cho người dân, nhưng tỉnh đã có cố gắng lớn và đạt được những kết quả tương đối cơ bản, rõ nét, đảm bảo tiến độ Trung ương đề ra.
Phó Thủ tướng yêu cầu, Ban chỉ đạo tỉnh tiếp thu các ý kiến trao đổi của các thành viên trong đoàn về các tồn tại để tiếp tục làm có cách làm hiệu quả việc lấy ý kiến của nhân dân trong thời gian tới. Trước mắt, tỉnh tập trung hoàn thành bản báo cáo tổng hợp đúng thời hạn và phải đầy đủ nội dung theo các hướng dẫn, trung thực ý kiến của nhân dân kể cả những ý kiến khác hoặc trái chiều liên quan đến những vấn đề hệ trọng. Báo cáo phải phản ánh được nội dung nào dân đóng góp, mong muốn nhiều nhất và cần đưa ra những nhận định, đánh giá làm toát lên được quan điểm, tỷ lệ ủng hộ hay không ủng hộ của nhân dân đối với mỗi chương, điều, khoản.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong thời gian tới, tỉnh phải đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền về bản Dự thảo tới người dân, bởi bên cạnh việc thu được ý kiến đóng góp, một yêu cầu rất quan trọng nữa là giúp người dân hiểu nhiều hơn về Hiến pháp, nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ của người dân được Hiến pháp quy định. Tỉnh phải tập hợp đầy đủ, khách quan, trung thực mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, không ngại những vấn đề lớn, quan trọng, đụng chạm, nhạy cảm và cần tranh thủ thêm ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà quản lý... Tỉnh phải đổi mới cách làm để vận động mạnh mẽ nhân dân góp ý cho Dự thảo, phải tạo môi trường sinh hoạt chính trị "Dân chủ, cởi mở, chân thành và phù hợp”...
Tính đến ngày 8/3, theo báo cáo ban đầu, tỉnh Bình Dương đã tổ chức được 1.152 hội nghị, cuộc họp lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 95.421 người tham gia, trong đó 7/7 huyện thị xã, thành phố và 33/45 đơn vị cấp tỉnh hoàn thành việc lấy ý kiến và đã báo cáo sơ bộ về tỉnh tổng hợp. Các cấp đã có 1.241 ý kiến có nội dung đóng góp, sửa đổi, bổ sung vào bố cục, kỹ thuật lập hiến, lời nói đầu, tất cả 11 Chương với 116/124 Điều; trong đó có 23 ý kiến góp ý chung về bố cục và về kỹ thuật lập hiến; 31 ý kiến góp ý vào Lời nói đầu; 228 ý kiến góp ý vào Chương I; 488 góp ý vào Chương II; 147 ý kiến góp vào chương III; 58 ý kiến góp vào Chương IV; 42 ý kiến góp vào Chương V.
Bình Dương cũng nêu lên một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó có báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp.
Hiện nay, Ủy ban dự thảo có hướng dẫn 239 với 1 số điểm khác so với hướng dẫn của Chính phủ trước đó, nên các cấp phải làm lại, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ báo cáo tổng hợp. Tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, triển khai tiến hành lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình với hơn 265 ngàn hộ; hỗ trợ Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức lấy ý kiến trong đối tượng công nhân. Đồng thời tổ chức hội nghị cấp tỉnh lấy ý kiến các chuyên gia pháp luật, thành viên thuộc đoàn luật sự tỉnh, cán bộ tư pháp nghỉ hưu và các doanh nghiệp./.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một kênh rất quan trọng cần phải được phát huy tối đa. Phó Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng tỉnh Bình Dương đã nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Tỉnh đã triển khai nghiêm túc, bài bản, kịp thời; làm tốt công tác tuyên truyền; có nhiều hình thức lấy ý kiến và những cách làm hay, phù hợp với từng địa bàn dân cư, từng đối tượng. Mặc dù thời gian ngắn, bận rộn tổ chức, chăm lo Tết Nguyên đán cho người dân, nhưng tỉnh đã có cố gắng lớn và đạt được những kết quả tương đối cơ bản, rõ nét, đảm bảo tiến độ Trung ương đề ra.
Phó Thủ tướng yêu cầu, Ban chỉ đạo tỉnh tiếp thu các ý kiến trao đổi của các thành viên trong đoàn về các tồn tại để tiếp tục làm có cách làm hiệu quả việc lấy ý kiến của nhân dân trong thời gian tới. Trước mắt, tỉnh tập trung hoàn thành bản báo cáo tổng hợp đúng thời hạn và phải đầy đủ nội dung theo các hướng dẫn, trung thực ý kiến của nhân dân kể cả những ý kiến khác hoặc trái chiều liên quan đến những vấn đề hệ trọng. Báo cáo phải phản ánh được nội dung nào dân đóng góp, mong muốn nhiều nhất và cần đưa ra những nhận định, đánh giá làm toát lên được quan điểm, tỷ lệ ủng hộ hay không ủng hộ của nhân dân đối với mỗi chương, điều, khoản.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong thời gian tới, tỉnh phải đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền về bản Dự thảo tới người dân, bởi bên cạnh việc thu được ý kiến đóng góp, một yêu cầu rất quan trọng nữa là giúp người dân hiểu nhiều hơn về Hiến pháp, nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ của người dân được Hiến pháp quy định. Tỉnh phải tập hợp đầy đủ, khách quan, trung thực mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, không ngại những vấn đề lớn, quan trọng, đụng chạm, nhạy cảm và cần tranh thủ thêm ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà quản lý... Tỉnh phải đổi mới cách làm để vận động mạnh mẽ nhân dân góp ý cho Dự thảo, phải tạo môi trường sinh hoạt chính trị "Dân chủ, cởi mở, chân thành và phù hợp”...
Tính đến ngày 8/3, theo báo cáo ban đầu, tỉnh Bình Dương đã tổ chức được 1.152 hội nghị, cuộc họp lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 95.421 người tham gia, trong đó 7/7 huyện thị xã, thành phố và 33/45 đơn vị cấp tỉnh hoàn thành việc lấy ý kiến và đã báo cáo sơ bộ về tỉnh tổng hợp. Các cấp đã có 1.241 ý kiến có nội dung đóng góp, sửa đổi, bổ sung vào bố cục, kỹ thuật lập hiến, lời nói đầu, tất cả 11 Chương với 116/124 Điều; trong đó có 23 ý kiến góp ý chung về bố cục và về kỹ thuật lập hiến; 31 ý kiến góp ý vào Lời nói đầu; 228 ý kiến góp ý vào Chương I; 488 góp ý vào Chương II; 147 ý kiến góp vào chương III; 58 ý kiến góp vào Chương IV; 42 ý kiến góp vào Chương V.
Bình Dương cũng nêu lên một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó có báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp.
Hiện nay, Ủy ban dự thảo có hướng dẫn 239 với 1 số điểm khác so với hướng dẫn của Chính phủ trước đó, nên các cấp phải làm lại, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ báo cáo tổng hợp. Tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, triển khai tiến hành lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình với hơn 265 ngàn hộ; hỗ trợ Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức lấy ý kiến trong đối tượng công nhân. Đồng thời tổ chức hội nghị cấp tỉnh lấy ý kiến các chuyên gia pháp luật, thành viên thuộc đoàn luật sự tỉnh, cán bộ tư pháp nghỉ hưu và các doanh nghiệp./.
Quách Lắm (TTXVN)