Ngày 11/1, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác dân tộc, tôn giáo năm 2011, với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của 51 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong thời gian 2 ngày (11 và 12/1), các đại biểu được nghe các chuyên đề chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, công tác tôn giáo; vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt nam với công tác dân tộc, tôn giáo; tình hình về các dân tộc, các tôn giáo và định hướng công tác dân tộc, tôn giáo trong thời gian tới, tăng cường khả năng đáp ứng của các tôn giáo trong phòng, chống HIV/AIDS...
Hội nghị cũng dành nhiều thời gian để tập trung thảo luận các nội dung trên và chia sẻ kinh nghiệm về công tác dân tộc, tôn giáo...
Đặc biệt, trong chương trình hoạt động trọng tâm năm nay của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tập trung vào vấn đề xóa đói giảm nghèo, xây nhà "Đại đoàn kết," giúp đỡ hộ nghèo khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số... phát triển kinh tế.
Hội nghị đã khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất của nhiều dân tộc, cùng kề vai sát cánh với nhau qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đồng bào các dân tộc có truyền thống đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; cần cù, sáng tạo trong chế ngự thiên nhiên xây dựng đất nước.
Thời đại ngày nay, thực hiện nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc, truyền thống quý báu của dân tộc càng được phát huy rực rỡ.
Chính sách đoàn kết dân tộc đã được Hiến pháp ghi nhận, được luật hóa và được tổ chức thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đời sống kinh tế đồng bào dân tộc, miền núi ngày càng được nâng cao, văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy; mặt bằng dân trí ngày càng được nâng lên; việc khám, chữa bệnh cho đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa được quan tâm; rừng và môi trường sinh thái được bảo vệ; tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội cơ bản ổn định; khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được tăng cưởng, củng cố...
Đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước.
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, các tôn giáo ở Việt Nam đã có những đóng góp tích cực đối với văn hóa dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Với vị trí, vai trò và chức năng nhiệm vụ của một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong công tác tôn giáo./.
Trong thời gian 2 ngày (11 và 12/1), các đại biểu được nghe các chuyên đề chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, công tác tôn giáo; vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt nam với công tác dân tộc, tôn giáo; tình hình về các dân tộc, các tôn giáo và định hướng công tác dân tộc, tôn giáo trong thời gian tới, tăng cường khả năng đáp ứng của các tôn giáo trong phòng, chống HIV/AIDS...
Hội nghị cũng dành nhiều thời gian để tập trung thảo luận các nội dung trên và chia sẻ kinh nghiệm về công tác dân tộc, tôn giáo...
Đặc biệt, trong chương trình hoạt động trọng tâm năm nay của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tập trung vào vấn đề xóa đói giảm nghèo, xây nhà "Đại đoàn kết," giúp đỡ hộ nghèo khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số... phát triển kinh tế.
Hội nghị đã khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất của nhiều dân tộc, cùng kề vai sát cánh với nhau qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đồng bào các dân tộc có truyền thống đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; cần cù, sáng tạo trong chế ngự thiên nhiên xây dựng đất nước.
Thời đại ngày nay, thực hiện nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc, truyền thống quý báu của dân tộc càng được phát huy rực rỡ.
Chính sách đoàn kết dân tộc đã được Hiến pháp ghi nhận, được luật hóa và được tổ chức thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đời sống kinh tế đồng bào dân tộc, miền núi ngày càng được nâng cao, văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy; mặt bằng dân trí ngày càng được nâng lên; việc khám, chữa bệnh cho đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa được quan tâm; rừng và môi trường sinh thái được bảo vệ; tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội cơ bản ổn định; khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được tăng cưởng, củng cố...
Đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước.
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, các tôn giáo ở Việt Nam đã có những đóng góp tích cực đối với văn hóa dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Với vị trí, vai trò và chức năng nhiệm vụ của một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong công tác tôn giáo./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)