Theo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, để đảm bảo cho ngày bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp lần đầu tiên được tổ chức cùng một ngày, 22/5 tới, đạt kết quả tốt nhất, công tác giám sát bầu cử được tập trung vào 8 nội dung chủ yếu.
Cụ thể là giám sát hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và thủ tục, hồ sơ ứng cử; việc tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử; việc lập danh sách cử tri và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri; việc niêm yết danh sách những người ứng cử và việc xóa tên người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; việc vận động bầu cử bằng phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền về bầu cử; về trình tự bầu cử, thể thức bỏ phiếu trong ngày bầu cử.
"Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng phối hợp với các đoàn thể chính trị-xã hội cùng cấp để giám sát tích cực đối với 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường," Tổng Thư ký Vũ Trọng Kim cho hay.
Hiện tại, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang tổ chức một số đoàn giám sát tại địa phương, trong đó tập trung vào giám sát công tác tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện quyền bầu cử; niêm yết danh sách cử tri; việc tổ chức vận động bầu cử để người ứng cử tiếp xúc với cử tri với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Theo tin từ các đoàn giám sát, tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng Hải Dương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử từ khá sớm.
Còn gần 1 tháng nữa mới đến ngày bầu cử, nhưng trên các tuyến phố chính trong thành phố Hải Dương hiện giờ đang bừng lên sắc màu tươi thắm bởi hàng trăm cờ phướn, pa-nô cỡ lớn với nội dung cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử.
Tỉnh đã in ấn trên 10.000 cuốn tài liệu cấp phát tới tận cơ sở phục vụ công tác tổ chức bầu cử; in ấn danh sách cử tri, thẻ cử tri cấp cho các xã, phường, thị trấn, niêm yết danh sách cử tri theo đúng thời gian quy định.
Để phục vụ cho công tác bầu cử, Ủy ban bầu cử tỉnh miền núi Hòa Bình cũng đã in ấn khoảng 1,5 triệu cuốn tài liệu (bao gồm Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và tài liệu tập hợp các văn bản của trung ương và địa phương về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011 - 2016); khoảng 2 triệu thẻ cử tri cùng các loại biên bản khác như phiếu bầu cử, danh sách và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử.
Hay theo ghi nhận của Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh, tại hai tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, công tác chuẩn bị bầu cử cũng rất khẩn trương, kịp thời, đúng luật, minh bạch, an toàn.
Bà Thanh cho rằng, nếu làm tốt công tác tổ chức vận động bầu cử để người ứng cử có nhiều điều kiện tiếp xúc với cử tri, trình bày chương trình hành động của mình và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân thì chất lượng đại biểu sẽ được đảm bảo chính xác và bình đẳng./.
Cụ thể là giám sát hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và thủ tục, hồ sơ ứng cử; việc tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử; việc lập danh sách cử tri và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri; việc niêm yết danh sách những người ứng cử và việc xóa tên người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; việc vận động bầu cử bằng phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền về bầu cử; về trình tự bầu cử, thể thức bỏ phiếu trong ngày bầu cử.
"Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng phối hợp với các đoàn thể chính trị-xã hội cùng cấp để giám sát tích cực đối với 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường," Tổng Thư ký Vũ Trọng Kim cho hay.
Hiện tại, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang tổ chức một số đoàn giám sát tại địa phương, trong đó tập trung vào giám sát công tác tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện quyền bầu cử; niêm yết danh sách cử tri; việc tổ chức vận động bầu cử để người ứng cử tiếp xúc với cử tri với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Theo tin từ các đoàn giám sát, tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng Hải Dương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử từ khá sớm.
Còn gần 1 tháng nữa mới đến ngày bầu cử, nhưng trên các tuyến phố chính trong thành phố Hải Dương hiện giờ đang bừng lên sắc màu tươi thắm bởi hàng trăm cờ phướn, pa-nô cỡ lớn với nội dung cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử.
Tỉnh đã in ấn trên 10.000 cuốn tài liệu cấp phát tới tận cơ sở phục vụ công tác tổ chức bầu cử; in ấn danh sách cử tri, thẻ cử tri cấp cho các xã, phường, thị trấn, niêm yết danh sách cử tri theo đúng thời gian quy định.
Để phục vụ cho công tác bầu cử, Ủy ban bầu cử tỉnh miền núi Hòa Bình cũng đã in ấn khoảng 1,5 triệu cuốn tài liệu (bao gồm Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và tài liệu tập hợp các văn bản của trung ương và địa phương về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011 - 2016); khoảng 2 triệu thẻ cử tri cùng các loại biên bản khác như phiếu bầu cử, danh sách và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử.
Hay theo ghi nhận của Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh, tại hai tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, công tác chuẩn bị bầu cử cũng rất khẩn trương, kịp thời, đúng luật, minh bạch, an toàn.
Bà Thanh cho rằng, nếu làm tốt công tác tổ chức vận động bầu cử để người ứng cử có nhiều điều kiện tiếp xúc với cử tri, trình bày chương trình hành động của mình và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân thì chất lượng đại biểu sẽ được đảm bảo chính xác và bình đẳng./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)