Tập trung phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Đảng

Ngày 10/10, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc sau hơn 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.
Ngày 10/10, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạcsau hơn 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.

Hội nghị đã hoàn thành toàn bộnội dung chương trình đề ra, với tinh thần trách nhiệm cao, phát huy dân chủ,trí tuệ và đã thống nhất cao, thông qua Nghị quyết của hội nghị.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ Hội nghịlần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thành công tốt đẹp, songtình hình đất nước hiện nay và dự báo sắp tới còn nhiều khó khăn, thách thức,diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, hơn bao giờ hết, cần phải nghiêm túc quántriệt, triển khai tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội toàn quốc lầnthứ XI của Đảng và Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này.

Tổng Bí thư yêu cầu ngay sau hội nghị, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảngđoàn Quốc hội cần khẩn trương tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Trung ương, hoàn chỉnhcác báo cáo, dự thảo kế hoạch để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Trên cơ sởquán triệt sâu sắc quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo và định hướng các giảipháp chủ yếu đã được Ban Chấp hành Trung ương xác định, các cấp ủy, chính quyềntừ Trung ương đến địa phương, cơ sở phải chủ động, tích cực phối hợp với Mặttrận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng, triển khai các chươngtrình, kế hoạch hành động cụ thể, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệthống chính trị thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế-xã hội, nhiệmvụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng cần nghiêm túc học tập và thực hiệnđúng các quy định của 3 văn bản thi hành Điều lệ Đảng khóa XI mới được ban hành.Từng Ủy viên Trung ương, theo vị trí công tác của mình cần phát huy hơn nữavai trò, trách nhiệm cá nhân, cùng với cấp ủy lãnh đạo và tổ chức thật tốt việcthực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; gương mẫu thực hiện và tổ chứcthực hiện nghiêm túc Điều lệ Đảng, các quy định thi hành Điều lệ Đảng và Quyđịnh những điều đảng viên không được làm.

Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng, trên cơ sở nhận định đúng tình hình; đề rađúng phương hướng, giải pháp; có bộ máy tổ chức, cán bộ mới được kiện toàn và sựđồng tâm hiệp lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước sẽ từng bước vượtqua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụcủa Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và 5 năm 2011-2015.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát lại 5 kết quả chủ yếu, nổi bậtcủa hội nghị, trong đó chỉ rõ với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét cácvấn đề một cách khách quan, khoa học, hội nghị đã thống nhất đánh giá tình hìnhkinh tế-xã hội đất nước, nguyên nhân của những khó khăn, thách thức hiện nay vàxu hướng phát triển trong thời gian tới.

Ban Chấp hành Trung ương đã ghi nhậnmột số kết quả bước đầu quan trọng, tốc độ tăng GDP 9 tháng của năm 2011 đạt5,76%; cả năm ước đạt 5,8-6%. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, đạtmức kỷ lục về sản lượng lương thực và xuất khẩu gạo...

Tuy nhiên, một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế-xãhội năm 2011 chưa hoàn thành, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinhtế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; lạm phát vẫnở mức cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; thị trường tài chính, thị trường bất độngsản giảm sút, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệpđang phải đối mặt với tình trạng giá cả đầu vào, lãi suất cao, hàng tồn kho lớn.

Việc thực hiện các chủ trương của Đại hội XI về đổi mới mô hình tăngtrưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm. Đời sống của nhân dân, nhất là ngườinghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người lao động ở các đô thị, khu côngnghiệp, vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. Lĩnh vựcgiáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa còn nhiều bất cập. Tai nạn và ùn tắc giaothông chưa giảm, còn xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng; khiếu kiện đôngngười, đình công xảy ra ở nhiều nơi; số vụ tội phạm, tệ nạn xã hội gia tăng, gâylo lắng, bức xúc trong nhân dân.

Hội nghị đã chỉ rõ nguyên nhân của tình hình trên là do tác động của khủnghoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; đồng thời do những yếu kém của nộitại nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả,tích tụ kéo dài từ lâu, chậm được khắc phục và do những hạn chế, khuyết điểmtrong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành, đặc biệt là trongđiều hành chính sách tiền tệ, tài khóa; quản lý quy hoạch, đầu tư, đất đai, tàinguyên, thị trường bất động sản...

Về quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo và định hướng mục tiêu, nhiệmvụ, một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm2011-2015 và năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu phải nắm vững và giảiquyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng pháttriển; giữa tăng trưởng cao và ổn định kinh tế vĩ mô; giữa kiềm chế lạm phát, ổnđịnh kinh tế vĩ mô với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; giữaphát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,bảo đảm an sinh xã hội.

Để ứng phó với tình hình trong nước, thế giới có nhiều diễn biến phức tạp,khó lường, đi đôi với việc nâng cao năng lực phân tích, dự báo, cần phát huy tốthơn nữa vai trò có ý nghĩa quyết định của Nhà nước trong kiến tạo, điều tiết sựphát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên cơ sở tôntrọng, vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật, nguyên tắc của kinh tế thịtrường; xem nhu cầu thị trường, cơ chế thị trường và hiệu quả, lợi ích là căn cứchính để quyết định việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển; đồng thời có biệnpháp tích cực ngăn ngừa và khắc phục những hạn chế, mặt trái của cơ chế thịtrường. Ưu tiên huy động và phân bổ nguồn lực bảo đảm thực hiện thành công bakhâu đột phá chiến lược mà Đại hội XI đã xác định; chú trọng phát triển nôngnghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục - đàotạo, khoa học - công nghệ và chủ động ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, nướcbiển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hội nghị đã nhất trí cao về định hướng các giải pháp chủ yếu mà cả hệthống chính trị phải đồng tâm hiệp lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tạosự chuyển biến thực sự trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nềnkinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Ban Chấp hành Trung ươngkhẳng định sự đúng đắn của Kết luận 02-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết11/NQ-CP của Chính phủ và chỉ rõ, trong năm 2012 cần tiếp tục thực hiện tốt hơncác mục tiêu, chính sách và biện pháp nêu trong Kết luận và Nghị quyết, trướchết là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt,thực hiện nghiêm việc cắt giảm và chấn chỉnh đầu tư công, tạo thuận lợi cho sảnxuất, kinh doanh, hỗ trợ có chọn lọc cho những ngành, lĩnh vực quan trọng và cácdoanh nghiệp có tiềm năng phát triển.

Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm tới, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổchức triển khai thực hiện tốt 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp do Ban cán sự đảngChính phủ trình. Một nội dung mới rất quan trọng được Hội nghị Trung ương lầnnày xem xét và quyết định là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hìnhtăng trưởng.

Trong 5 năm tới, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất là tái cấutrúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; Cơ cấu lại thị trường tài chính vớitrọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tàichính; Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tếvà tổng công ty nhà nước.

Trung ương còn lưu ý, nhấn mạnh định hướng chính sách, biện pháp bảo đảman ninh lương thực gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh nănglượng và giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Để bảo đảm an ninh lương thực gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cầntiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn; kiên quyết giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa, cóchính sách điều tiết ngân sách hợp lý đối với vùng đồng bằng, nhất là vùng Đồngbằng sông Cửu Long để các vùng này chuyên tâm sản xuất, chế biến lúa gạo và cácmặt hàng nông sản, thực phẩm khác, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu...

Cần áp dụng đồng bộ các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế gắn vớiphát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; chú trọng bảo đảm ansinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững, giảmchênh lệch giàu nghèo; giải quyết những vấn đề gây bức xúc của nhân dân, nhất làtrong việc giải tỏa đền bù, thu hồi đất và những tiêu cực trong giáo dục - đàotạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân…; siết lại trật tự kỷ cương, đẩy mạnh đấu tranhphòng, chống tham nhũng, lãng phí, đẩy lùi các tệ nạn, tiêu cực xã hội, tai nạngiao thông; phòng, chống các loại tội phạm; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Hội nghị đã cho ý kiến hoàn chỉnh và quyết định ban hành 3 văn bản quantrọng về thi hành Điều lệ Đảng nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng,nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Ban Chấphành Trung ương đã cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng như Ban cán sự đảng,đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát; tổ chức bộ máy giúp việc của bancán sự đảng, đảng đoàn; về một số vấn đề đảng viên không được làm; các cơ quantham mưu giúp việc chuyên trách của đảng ủy khối...; đã quyết định ban hành "Quyđịnh thi hành Điều lệ Đảng khóa XI"; "Hướng dẫn thực hiện các quy định về côngtác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng"; và "Quy định những điều đảng viênkhông được làm."

Các quy định này đã cụ thể hóa nhiều nội dung quan trọng củaĐiều lệ Đảng khóa XI, có sự kế thừa quy định của các khóa trước, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc thi hành Điều lệ Đảng; nâng cao hiệu quả, hiệu lực công táckiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đứccách mạng của cán bộ, đảng viên./.

Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục