Ngày 15/2, tại Tuyên Quang, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011.
Chủ trì Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh các địa phương trong vùng Tây Bắc cần tập trung quán triệt, triển khai sâu rộng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Theo đó, các địa phương trong vùng phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua các hình thức hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khai thác thế mạnh ở mỗi tiểu vùng, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa với quy mô thích hợp, đạt hiệu quả bền vững.
Các địa phương cần phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái. Huy động tổng hợp các nguồn lực cho đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện; ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, HIV/AIDS. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí, tạo môi trường thuận lợi nhất cho thu hút đầu tư.
Phó Thủ tướng đã biểu dương những nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ công tác năm 2010 của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc trong vùng và Ban Chỉ đạo Tây Bắc, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.
Trong đó đáng chú ý, kinh tế các tỉnh trong vùng Tây Bắc tiếp tục ổn định; tốc độ tăng trưởng GDP toàn vùng trong năm 2010 đạt khá cao 12,55%, tăng 3,17% so với năm 2009; thu nhập bình quân đầu người đạt 11,75 triệu đống/người/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 12.208 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009.
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển, xuất hiện thêm nhiều mô hình sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao. Tổ máy số 1 thủy điện Sơn La và nhiều dự án thủy điện trong vùng được đưa vào vận hành đúng tiến độ. Xây dựng kết cấu hạ tầng được đẩy mạnh, hệ thống đường bộ được cải thiện đáng kể. Mạng lưới trường lớp học được mở rộng và nâng cấp, chất lượng giáo dục từng bước nâng lên.
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 43 huyện nghèo trong vùng theo Nghị quyết 30a của Chính phủ được triển khai đồng bộ, cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà dột nát, góp phần quan trọng hạ tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng xuống còn 18,77%, giảm 3,85% so với năm 2009. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, chất lượng hoạt động, hiệu quả công tác từng bước được nâng lên...
Bên cạnh những kết quả đạt được, Tây Bắc vẫn là vùng còn nhiều khó khăn, việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ còn tồn tại một số hạn chế.
Phó Thủ tướng chỉ rõ đó là kinh tế hàng hóa chậm phát triển, nhiều tiềm năng lợi thế chưa được phát huy. Hiệu quả khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chưa cao; nạn đốt, phá rừng làm nương rẫy, gây cháy rừng còn xảy ra ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó, việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản ở một số địa phương làm chưa tốt, tác động tiêu cực đến môi trường. Liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa Tây Bắc với các trung tâm, đầu mối giao lưu kinh tế đạt hiệu quả chưa cao.
Công tác phòng ngừa thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ sản xuất ở nhiều địa phương còn nhiều lúng túng; thu nhập người lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn vùng còn thấp (toàn vùng tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 30,2% trong khi cả nước là 40%)..../.
Chủ trì Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh các địa phương trong vùng Tây Bắc cần tập trung quán triệt, triển khai sâu rộng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Theo đó, các địa phương trong vùng phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua các hình thức hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khai thác thế mạnh ở mỗi tiểu vùng, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa với quy mô thích hợp, đạt hiệu quả bền vững.
Các địa phương cần phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái. Huy động tổng hợp các nguồn lực cho đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện; ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, HIV/AIDS. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí, tạo môi trường thuận lợi nhất cho thu hút đầu tư.
Phó Thủ tướng đã biểu dương những nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ công tác năm 2010 của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc trong vùng và Ban Chỉ đạo Tây Bắc, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.
Trong đó đáng chú ý, kinh tế các tỉnh trong vùng Tây Bắc tiếp tục ổn định; tốc độ tăng trưởng GDP toàn vùng trong năm 2010 đạt khá cao 12,55%, tăng 3,17% so với năm 2009; thu nhập bình quân đầu người đạt 11,75 triệu đống/người/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 12.208 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009.
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển, xuất hiện thêm nhiều mô hình sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao. Tổ máy số 1 thủy điện Sơn La và nhiều dự án thủy điện trong vùng được đưa vào vận hành đúng tiến độ. Xây dựng kết cấu hạ tầng được đẩy mạnh, hệ thống đường bộ được cải thiện đáng kể. Mạng lưới trường lớp học được mở rộng và nâng cấp, chất lượng giáo dục từng bước nâng lên.
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 43 huyện nghèo trong vùng theo Nghị quyết 30a của Chính phủ được triển khai đồng bộ, cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà dột nát, góp phần quan trọng hạ tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng xuống còn 18,77%, giảm 3,85% so với năm 2009. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, chất lượng hoạt động, hiệu quả công tác từng bước được nâng lên...
Bên cạnh những kết quả đạt được, Tây Bắc vẫn là vùng còn nhiều khó khăn, việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ còn tồn tại một số hạn chế.
Phó Thủ tướng chỉ rõ đó là kinh tế hàng hóa chậm phát triển, nhiều tiềm năng lợi thế chưa được phát huy. Hiệu quả khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chưa cao; nạn đốt, phá rừng làm nương rẫy, gây cháy rừng còn xảy ra ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó, việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản ở một số địa phương làm chưa tốt, tác động tiêu cực đến môi trường. Liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa Tây Bắc với các trung tâm, đầu mối giao lưu kinh tế đạt hiệu quả chưa cao.
Công tác phòng ngừa thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ sản xuất ở nhiều địa phương còn nhiều lúng túng; thu nhập người lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn vùng còn thấp (toàn vùng tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 30,2% trong khi cả nước là 40%)..../.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)