Trước bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đang trở nên trầm trọng, để tránh khả năng hệ thống ngân hàng rơi vào phá sản, ngày 25/6, Chính phủ Tây Ban Nha đã chính thức đề nghị một khoản vay cứu trợ lên tới 100 tỷ euro (tương đương 125 tỷ USD) từ các đối tác trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Đề nghị trên được đưa ra sau khi các công ty tư vấn độc lập công bố báo cáo cho biết các ngân hàng của Tây Ban Nha có thể cần tới 62 tỷ euro để thoát khỏi tình trạng khó khăn kéo dài suốt ba năm qua.
Trong thư gửi tới các đối tác cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha De Guindos khẳng định để nhận được sự giúp đỡ, chính quyền nước này cam kết thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý và điều kiện vay theo đúng yêu cầu của các bên.
Mục đích của việc làm này là nhằm hoàn tất biên bản ghi nhớ kịp đưa ra thảo luận tại cuộc họp nhóm các bộ trưởng kinh tế tài chính 17 nước thuộc Eurozone, dự kiến diễn ra vào ngày 9/7 tới.
Ông De Guindos cũng cam kết rằng khoản hỗ trợ trên sẽ được rót kịp thời vào các ngân hàng "thiếu vốn" thông qua Quỹ Tái cấu trúc ngân hàng (FROB) do nhà nước kiểm soát.
Trước đó, hai công ty tư vấn độc lập Olive Wyman (Mỹ) và Roland Berger (Đức) đã tiến hành kiểm toán 14 ngân hàng lớn nhất của Tây Ban Nha và đưa ra kết luận rằng trong "kịch bản" căng thẳng nhất, các ngân hàng nước này sẽ cần từ 51-62 tỷ euro để trang trải khoản thiếu hụt do bong bóng bất động sản nước này gây ra, còn nếu tình hình khả quan hơn, con số này sẽ dao động trong khoảng 16-26 tỷ euro.
Đầu tháng Sáu vừa qua, dựa vào đánh giá các tiêu chuẩn nợ cũng như khả năng các danh mục vốn cho vay của một số ngân hàng của Tây Ban Nha liên tục xấu đi, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch liên tiếp hạ bậc tín nhiệm đối với 18 ngân hàng của Tây Ban Nha, đồng thời cũng hạ ba bậc xếp hạng tín nhiệm nợ công của nước này xuống BBB.
Cuộc khủng hoảng trong khu vực tài chính của Tây Ban Nha đã lên đỉnh điểm hồi tháng Năm, khi Chính phủ buộc phải can thiệp và quốc hữu hóa một phần ngân hàng Bankia, ngân hàng lớn thứ 4 của nước này, hiện cần khoảng 19 tỷ euro tiền vốn để tránh khỏi bị phá sản vì các tài sản xấu./.
Đề nghị trên được đưa ra sau khi các công ty tư vấn độc lập công bố báo cáo cho biết các ngân hàng của Tây Ban Nha có thể cần tới 62 tỷ euro để thoát khỏi tình trạng khó khăn kéo dài suốt ba năm qua.
Trong thư gửi tới các đối tác cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha De Guindos khẳng định để nhận được sự giúp đỡ, chính quyền nước này cam kết thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý và điều kiện vay theo đúng yêu cầu của các bên.
Mục đích của việc làm này là nhằm hoàn tất biên bản ghi nhớ kịp đưa ra thảo luận tại cuộc họp nhóm các bộ trưởng kinh tế tài chính 17 nước thuộc Eurozone, dự kiến diễn ra vào ngày 9/7 tới.
Ông De Guindos cũng cam kết rằng khoản hỗ trợ trên sẽ được rót kịp thời vào các ngân hàng "thiếu vốn" thông qua Quỹ Tái cấu trúc ngân hàng (FROB) do nhà nước kiểm soát.
Trước đó, hai công ty tư vấn độc lập Olive Wyman (Mỹ) và Roland Berger (Đức) đã tiến hành kiểm toán 14 ngân hàng lớn nhất của Tây Ban Nha và đưa ra kết luận rằng trong "kịch bản" căng thẳng nhất, các ngân hàng nước này sẽ cần từ 51-62 tỷ euro để trang trải khoản thiếu hụt do bong bóng bất động sản nước này gây ra, còn nếu tình hình khả quan hơn, con số này sẽ dao động trong khoảng 16-26 tỷ euro.
Đầu tháng Sáu vừa qua, dựa vào đánh giá các tiêu chuẩn nợ cũng như khả năng các danh mục vốn cho vay của một số ngân hàng của Tây Ban Nha liên tục xấu đi, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch liên tiếp hạ bậc tín nhiệm đối với 18 ngân hàng của Tây Ban Nha, đồng thời cũng hạ ba bậc xếp hạng tín nhiệm nợ công của nước này xuống BBB.
Cuộc khủng hoảng trong khu vực tài chính của Tây Ban Nha đã lên đỉnh điểm hồi tháng Năm, khi Chính phủ buộc phải can thiệp và quốc hữu hóa một phần ngân hàng Bankia, ngân hàng lớn thứ 4 của nước này, hiện cần khoảng 19 tỷ euro tiền vốn để tránh khỏi bị phá sản vì các tài sản xấu./.
(TTXVN)