Ngày 19/1, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bác bỏ ý tưởng thành lập một trung tâm tị nạn cho người Rohingya đang chờ hồi hương về Myanmar sau khi nhập cư bất hợp pháp vào Thái Lan.
Thủ tướng Yingluck cho biết một trung tâm tị nạn sẽ không phải là giải pháp lâu dài vì những người dân tộc thiểu số Rohingya muốn đến định cư ở một nơi an toàn.
Bộ Ngoại giao cần thảo luận với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) về thủ tục pháp lý đối với người Rohingya nhập cư và tính khả thi của việc thành lập trung tâm tị nạn.
Bà Ying luck nhấn mạnh cần phải phối hợp với Myanmar và các nước thứ ba để đưa ra giải pháp rõ ràng cho vấn đề này. Tuy nhiên, chắc chắn những người Rohingya nhập cư sẽ không được hồi hương trong thời gian này.
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Surapong Tovichakchaikul, các cơ quan hữu quan sẽ xử lý những người Rohingya nhập cảnh bất hợp pháp theo quy định của pháp luật Thái Lan, nhưng thủ tục có thể được áp dụng linh hoạt, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em.
Những nạn nhân của nạn buôn bán người sẽ được tách khỏi các trường hợp nhập cảnh trái phép và các hành vi phạm luật cũng được phân loại một cách rõ ràng, trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo.
Chính phủ Thái Lan sẽ có giải pháp cấp bách để che chở, giúp đỡ người Rohingya nhập cư bất hợp pháp, trong khi Bộ Ngoại giao sẽ thảo luận với Myanmar, các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế về việc tái định cư của họ.
UNHCR, Tổ chức quốc tế về di dân (IOM), UNICEF và Hội Chữ thập đỏ quốc tế là các bên tham gia hội đàm với Bộ Ngoại giao Thái Lan để tìm một giải pháp lâu dài trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Thái Lan.
Ông Surapong cũng cho biết Bộ Ngoại giao đã bắt đầu xúc tiến việc đàm phán với UNHCR và IOM từ hôm 15/1 để chuẩn bị một kế hoạch trợ giúp những người Rohingya, trong khi đại diện của các tổ chức nhân đạo quốc tế sẽ được mời đến trung tâm tạm giữ người nhập cư./.
Thủ tướng Yingluck cho biết một trung tâm tị nạn sẽ không phải là giải pháp lâu dài vì những người dân tộc thiểu số Rohingya muốn đến định cư ở một nơi an toàn.
Bộ Ngoại giao cần thảo luận với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) về thủ tục pháp lý đối với người Rohingya nhập cư và tính khả thi của việc thành lập trung tâm tị nạn.
Bà Ying luck nhấn mạnh cần phải phối hợp với Myanmar và các nước thứ ba để đưa ra giải pháp rõ ràng cho vấn đề này. Tuy nhiên, chắc chắn những người Rohingya nhập cư sẽ không được hồi hương trong thời gian này.
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Surapong Tovichakchaikul, các cơ quan hữu quan sẽ xử lý những người Rohingya nhập cảnh bất hợp pháp theo quy định của pháp luật Thái Lan, nhưng thủ tục có thể được áp dụng linh hoạt, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em.
Những nạn nhân của nạn buôn bán người sẽ được tách khỏi các trường hợp nhập cảnh trái phép và các hành vi phạm luật cũng được phân loại một cách rõ ràng, trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo.
Chính phủ Thái Lan sẽ có giải pháp cấp bách để che chở, giúp đỡ người Rohingya nhập cư bất hợp pháp, trong khi Bộ Ngoại giao sẽ thảo luận với Myanmar, các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế về việc tái định cư của họ.
UNHCR, Tổ chức quốc tế về di dân (IOM), UNICEF và Hội Chữ thập đỏ quốc tế là các bên tham gia hội đàm với Bộ Ngoại giao Thái Lan để tìm một giải pháp lâu dài trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Thái Lan.
Ông Surapong cũng cho biết Bộ Ngoại giao đã bắt đầu xúc tiến việc đàm phán với UNHCR và IOM từ hôm 15/1 để chuẩn bị một kế hoạch trợ giúp những người Rohingya, trong khi đại diện của các tổ chức nhân đạo quốc tế sẽ được mời đến trung tâm tạm giữ người nhập cư./.
Lê Minh Hưởng/Bangkok (Vietnam+)