Hội nghị đã chia thành 8 tổ để thảo luận tham gia góp ý vào 2 văn bản dự thảo vàcó 68 lượt ý kiến tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và 74 lượt ý kiếngóp ý Luật Đất đai (sửa đổi).
Về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các đại biểu cơ bản thống nhất với nộidung các chương, điều, khoản mà Dự thảo đã nêu và cho rằng Dự thảo có nhiều nộidung mới, trong đó có những điểm mới quan trọng như phát huy quyền làm chủ củanhân dân; quyền con người và tiếp tục hoàn thiện bộ máy Nhà nước.
Các đại biểu đã tập trung tham gia đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quyđịnh về chế độ chính trị; quyền con người, quyền công dân; kinh tế, xã hội, vănhóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy Nhànước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp... Về lời nói đầu,nhiều ý kiến cho rằng còn dài, nên phát huy lời nói đầu của hai bản Hiến pháp1946 và 1959, viết cô đọng hơn về các giai đoạn lịch sử từ 1960 đến nay, các khổ2, 3, 4 nên rút gọn lại.
Quy định của dự thảo tại Điều 2 cũng chưa thực sự phù hợp với quan điểm của Đảngtại Đại hội IX, X, XI về đại đoàn kết dân tộc với vai trò là động lực của sựphát triển xã hội.
Để thể hiện quan điểm này, nhiều đại biểu cho rằng đoạn 1Điều 2 bỏ đoạn “liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức” thay bằng “khối đại đoàn kết toàn dân tộc” và đoạn này sửa lại là:“Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân mà nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc.” Quy định như vậy mangtính khái quát hơn là liệt kê, vì trong xã hội hiện nay rất đa dạng về thànhphần xã hội, thành phần kinh tế, các giai tầng trong xã hội.
Về quyền dân chủ của nhân dân, nhiều đại biểu cho rằng Dự thảo có nhiều điều thểhiện quyền dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của nhân dân. Tuy nhiên, cần mởrộng cách thức dân chủ trực tiếp. Đặc biệt phải nêu cao vai trò của Mặt trận Tổquốc, vì đây là nơi nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Quyền dân chủ củanhân dân phải là thực chất, có tính khả thi và phải được nhà nước đảm bảo thựchiện.
Tại Điều 3 của Dự thảo, các đại biểu đề nghị bỏ cụm từ “phát huy” và đề nghị sửađổi: “Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mụctiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sốngấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện,” như vậy, sẽ phù hợpvới Điều 2, vì Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân.
Nhiều ý kiến của các đại biểu cũng đi sâu phân tích tính tất yếu, khẳng định rõhơn vai trò lãnh đạo của Đảng; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cảquyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; cơ chế bảo đảm phát triển nền kinh tế thịtrường, định hướng xã hội chủ nghĩa; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyềntự do, dân chủ của công dân, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng khốiđại đoàn kết toàn dân tộc...
Riêng về quyền con người, tại khoản 1 Điều 20 quy định về quyền công dân khôngtách rời nghĩa vụ công dân, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc bởi không phải bấtcứ quyền nào cũng bắt buộc phải gắn liền với nghĩa vụ. Tại khoản 2 Điều 20 nênbổ sung từ “cơ bản” sau cụm từ “quyền và nghĩa vụ” và khoản này đề nghị sửa lạilà: “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp và luật quy định.”
Còn Điều 46 quy định: “1. Mọi người có quyền được sống trong môi trường tronglành. 2. Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường,” nhiều đại biểu đề nghị nênkết cấu lại thành một câu: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường tronglành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.”
Các đại biểu cũng đề nghị bổ sung vào Dự thảo một số nội dung như quy định cụthể về nghĩa vụ của các cơ quan, công chức, viên chức Nhà nước trong việc tôntrọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân; quy định về vấnđề tạm đình chỉ thực hiện quyền trong bối cảnh khẩn cấp của quốc gia...
Góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu tập trung tham gia nhiềuý kiến xung quanh 14 chương và 206 điều, trong đó, các ý kiến góp ý tập trungnhiều nhất vào Chương II: Quyền của Nhà nước và trách nhiệm quản lý của Nhà nướcđối với đất đai; Chương V: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;Chương VI: Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Chương VII: Đăng ký đấtđai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắnliền với đất.../.