“Trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ quan liêu và việc thực hành tiết kiệm, điều quan trọng nhất là thái độ hành xử của các cơ quan, các cấp, bởi chúng ta đã có đầy đủ luật phòng, chống tham nhũng và lãng phí.”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với cử tri quận 4, tại buổi tiếp xúc cử tri của tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 1, Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 11/8.
Theo Chủ tịch nước, Đảng và Nhà nước nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đã triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, kết quả dù có nhưng chưa đạt mục tiêu, chưa như mong muốn, vì vậy bức xúc của cử tri về vấn đề này là hoàn toàn chính đáng.
Chủ tịch nước cho biết tới đây sẽ xem xét, sửa đổi, bổ sung luật về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm để đáp ứng hơn nữa yêu cầu đặt ra.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận 4 bày tỏ vui mừng về thành công của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đặc biệt đánh giá cao về công tác nhân sự của kỳ họp, với ban lãnh đạo mới của đất nước được bầu ra đã tạo sự tin tưởng, phấn khởi cho cử tri cả nước.
Cử tri cũng mong các đại biểu Quốc hội giữ được lời hứa và làm trọn, làm tốt lời hứa với dân. Cử tri quận 4 cũng nêu nhiều bức xúc về hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng còn thấp, thất thoát, lãng phí còn nhiều, giá cả tăng cao, các lĩnh vực giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục, môi trường... còn nhiều yếu kém, gây bức xúc trong nhân dân.
Cử tri Nguyễn Tấn Quang (phường 18, quận 4) đề nghị Quốc hội tăng cường kiểm tra, rà soát, giám sát các tập đoàn kinh tế, xử lý mạnh các vụ án tham nhũng, kiên quyết thu hồi số tiền thất thoát do tham nhũng, lãng phí để trả lại cho ngân sách.
Nhấn mạnh về vai trò, chức năng của Quốc hội, nhiều cử tri đề nghị Quốc hội khóa XIII cần đẩy mạnh công tác làm luật và tăng cường chức năng giám sát.
Cử tri Hoàng Minh Ngọc (phường 4, quận 4) cho rằng công tác xây dựng luật còn một số bất cập, như việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiến luật chậm đi vào đời sống, khó khăn trong triển khai, đồng thời nhiều văn bản luật còn chồng chéo, vênh nhau về nội dung.
Cử tri quận 4 cũng bày tỏ bức xúc về tình hình Biển Đông, về những vụ nước ngoài vi phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định dù trọng trách được giao rất nặng nề nhưng cá nhân Chủ tịch nước cũng như các đại biểu Quốc hội sẽ nỗ lực hết mình để làm tròn nhiệm vụ được giao, đáp ứng sự gửi gắm và tín nhiệm của bà con cử tri.
Chủ tịch nước đồng tình với những bức xúc, kiến nghị của bà con cử tri liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, công tác ban hành văn bản pháp luật... khẳng định đây là những vấn đề quan trọng mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã được đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội và Chính phủ.
Trao đổi cùng bà con cử tri về vấn đề chủ quyền biển đảo, Chủ tịch nước khẳng định chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng đối với bất kỳ quốc gia nào; quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nhưng đồng thời cũng phải giữ vững môi trường hòa bình để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, để đồng thời làm được hai việc trên đòi hỏi phải có phương sách đúng và đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia thông qua đàm phán hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với cử tri quận 4, tại buổi tiếp xúc cử tri của tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 1, Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 11/8.
Theo Chủ tịch nước, Đảng và Nhà nước nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đã triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, kết quả dù có nhưng chưa đạt mục tiêu, chưa như mong muốn, vì vậy bức xúc của cử tri về vấn đề này là hoàn toàn chính đáng.
Chủ tịch nước cho biết tới đây sẽ xem xét, sửa đổi, bổ sung luật về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm để đáp ứng hơn nữa yêu cầu đặt ra.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận 4 bày tỏ vui mừng về thành công của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đặc biệt đánh giá cao về công tác nhân sự của kỳ họp, với ban lãnh đạo mới của đất nước được bầu ra đã tạo sự tin tưởng, phấn khởi cho cử tri cả nước.
Cử tri cũng mong các đại biểu Quốc hội giữ được lời hứa và làm trọn, làm tốt lời hứa với dân. Cử tri quận 4 cũng nêu nhiều bức xúc về hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng còn thấp, thất thoát, lãng phí còn nhiều, giá cả tăng cao, các lĩnh vực giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục, môi trường... còn nhiều yếu kém, gây bức xúc trong nhân dân.
Cử tri Nguyễn Tấn Quang (phường 18, quận 4) đề nghị Quốc hội tăng cường kiểm tra, rà soát, giám sát các tập đoàn kinh tế, xử lý mạnh các vụ án tham nhũng, kiên quyết thu hồi số tiền thất thoát do tham nhũng, lãng phí để trả lại cho ngân sách.
Nhấn mạnh về vai trò, chức năng của Quốc hội, nhiều cử tri đề nghị Quốc hội khóa XIII cần đẩy mạnh công tác làm luật và tăng cường chức năng giám sát.
Cử tri Hoàng Minh Ngọc (phường 4, quận 4) cho rằng công tác xây dựng luật còn một số bất cập, như việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiến luật chậm đi vào đời sống, khó khăn trong triển khai, đồng thời nhiều văn bản luật còn chồng chéo, vênh nhau về nội dung.
Cử tri quận 4 cũng bày tỏ bức xúc về tình hình Biển Đông, về những vụ nước ngoài vi phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định dù trọng trách được giao rất nặng nề nhưng cá nhân Chủ tịch nước cũng như các đại biểu Quốc hội sẽ nỗ lực hết mình để làm tròn nhiệm vụ được giao, đáp ứng sự gửi gắm và tín nhiệm của bà con cử tri.
Chủ tịch nước đồng tình với những bức xúc, kiến nghị của bà con cử tri liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, công tác ban hành văn bản pháp luật... khẳng định đây là những vấn đề quan trọng mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã được đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội và Chính phủ.
Trao đổi cùng bà con cử tri về vấn đề chủ quyền biển đảo, Chủ tịch nước khẳng định chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng đối với bất kỳ quốc gia nào; quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nhưng đồng thời cũng phải giữ vững môi trường hòa bình để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, để đồng thời làm được hai việc trên đòi hỏi phải có phương sách đúng và đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia thông qua đàm phán hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)