Phản ứng về đề xuất 4 điểm mà Campuchia đưa ra ngày 17/2 nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước xung quanh khu vực biên giới tranh chấp, Thư ký Ngoại trưởng Thái Lan, Chavanont Intarakomalyasut nói rằng đề xuất này đã bỏ qua điểm chính của vấn đề vì "quân đội Campuchia luôn là phía khiêu khích trước."
Ông Chavanont nêu rõ: "Thái Lan luôn hoan nghênh đàm phán hòa bình. Quan điểm của chúng tôi cũng như của Campuchia là ngừng bắn và đàm phán."
Tuy nhiên, ông cũng nhắc lại lập trường của Thái Lan rằng "cơ chế đàm phán song phương là đủ để giải quyết cuộc xung đột giữa hai nước."
Lập trường này khác với điểm thứ 3 trong đề xuất mà Phnôm Pênh nêu ra là đề nghị các đại diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tới giám sát khu vực tranh chấp để đảm bảo ngừng bắn lâu dài.
Giữa Campuchia và Thái Lan bắt đầu có xung đột biên giới chỉ một tuần sau khi ngôi đền Preah Vihear mà Campuchia tuyên bố có chủ quyền được vinh danh trong Danh sách Di sản Thế giới ngày 7/7/2008.
Xung đột nảy sinh khi Bangkok tuyên bố dải đất có diện tích 4,6km2 nằm sát ngôi đền này thuộc lãnh thổ Thái Lan. Tranh chấp biên giới đã khiến cả hai bên đều đưa quân tới khu vực này với lý do bảo vệ lãnh thổ và giao tranh lẻ tẻ đã xảy ra gây thương vong cho cả hai bên, hàng nghìn người dân sống quanh khu vực tranh chấp phải sơ tán.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 17/2, phát biểu tại cuộc họp báo tại Cung Hòa bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng Hoàng gia nước này sẽ không ra lệnh ân xá cho ông Veera Somkwamkid, một trong những thủ lĩnh phe "Áo Vàng" tại Thái Lan đang bị giam giữ tại Campuchia vì tội danh hoạt động gián điệp.
Thủ tướng Hun Sen cho biết "ông Somkwamkid đang thụ án 8 năm tù giam ở nhà tù Prey Sar, nên tôi không xin Quốc vương Norodom Sihamoni ban lệnh ân xá Hoàng gia vì tất cả phải tuân thủ luật pháp một cách thích đáng. Lệnh ân xá chỉ có thể được xem xét sau ít nhất 2/3 thời gian thụ án"./.
Ông Chavanont nêu rõ: "Thái Lan luôn hoan nghênh đàm phán hòa bình. Quan điểm của chúng tôi cũng như của Campuchia là ngừng bắn và đàm phán."
Tuy nhiên, ông cũng nhắc lại lập trường của Thái Lan rằng "cơ chế đàm phán song phương là đủ để giải quyết cuộc xung đột giữa hai nước."
Lập trường này khác với điểm thứ 3 trong đề xuất mà Phnôm Pênh nêu ra là đề nghị các đại diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tới giám sát khu vực tranh chấp để đảm bảo ngừng bắn lâu dài.
Giữa Campuchia và Thái Lan bắt đầu có xung đột biên giới chỉ một tuần sau khi ngôi đền Preah Vihear mà Campuchia tuyên bố có chủ quyền được vinh danh trong Danh sách Di sản Thế giới ngày 7/7/2008.
Xung đột nảy sinh khi Bangkok tuyên bố dải đất có diện tích 4,6km2 nằm sát ngôi đền này thuộc lãnh thổ Thái Lan. Tranh chấp biên giới đã khiến cả hai bên đều đưa quân tới khu vực này với lý do bảo vệ lãnh thổ và giao tranh lẻ tẻ đã xảy ra gây thương vong cho cả hai bên, hàng nghìn người dân sống quanh khu vực tranh chấp phải sơ tán.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 17/2, phát biểu tại cuộc họp báo tại Cung Hòa bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng Hoàng gia nước này sẽ không ra lệnh ân xá cho ông Veera Somkwamkid, một trong những thủ lĩnh phe "Áo Vàng" tại Thái Lan đang bị giam giữ tại Campuchia vì tội danh hoạt động gián điệp.
Thủ tướng Hun Sen cho biết "ông Somkwamkid đang thụ án 8 năm tù giam ở nhà tù Prey Sar, nên tôi không xin Quốc vương Norodom Sihamoni ban lệnh ân xá Hoàng gia vì tất cả phải tuân thủ luật pháp một cách thích đáng. Lệnh ân xá chỉ có thể được xem xét sau ít nhất 2/3 thời gian thụ án"./.
(TTXVN/Vietnam+)