Thái Lan nỗ lực phục hồi kinh tế sau trận lũ lịch sử

Thái Lan thông qua đề xuất phát hành trái phiếu trị giá 350 tỷ bạt (hơn 11 tỷ USD) nhằm cấp vốn cho kế hoạch phòng chống lũ dài hạn.
Nội các Thái Lan vừa thông qua đề xuất phát hành trái phiếu trị giá 350 tỷbạt (hơn 11 tỷ USD) nhằm cấp vốn cho kế hoạch phòng chống lũ dài hạn, đồng thờisửa đổi Luật Ngân hàng Thái Lan năm 2007 nhằm cho phép các doanh nghiệp và ngườidân ở những vùng bị ảnh hưởng của lũ lụt được tiếp cận những khoản vay lãi suấtthấp.

Phóng viên TTXVN tại Thái Lan dẫn lời Bộ trưởng Tài chính nước này ThirachaiPhuvanatnaranubala cho biết các ngân hàng Thái Lan sẽ cấp khoản vay lên tới 300tỷ bạt (khoảng 10 tỷ USD) thông qua hệ thống các ngân hàng quốc doanh và thươngmại của nước này.

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng sẽ lập quỹ bảo hiểm trị giá 50 tỷ bạt (1,5 tỷUSD) để lấy lại lòng tin của các nhà sản xuất và công ty bảo hiểm trong, ngoàinước.

Về kế hoạch phòng chống lũ dài hạn, Chính phủ Thái Lan sẽ đẩy mạnh công tác bảotồn và phục hồi rừng, xây dựng các đập và hồ chứa nước trên cơ sở thống nhất đầumối quản lý nhằm tránh xảy ra tình trạng chồng chéo giữa các bộ, ngành liênquan. Trước mắt, Chính phủ Thái Lan sẽ chi 16,5 tỷ bạt (500 triệu USD) cho cácdự án chống lũ và chống hạn trong hai năm 2012-2013.

Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Thái Lan vừa trải qua đợt lũ lụt tồitệ nhất trong gần nửa thế kỷ trở lại đây, cướp đi sinh mạng của trên 750 ngườivà làm nền kinh tế thiệt hại hàng tỷ USD./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Cảng hàng hóa Pasir Panjang tại Singapore. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cơ hội cho các nước ASEAN trong cơn bão thuế quan Mỹ

Các nước Đông Nam Á có thể tận dụng việc áp dụng thuế quan và những chính sách khác của Mỹ bằng cách xem lại mối quan hệ bị bỏ quên với các đối tác thương mại khác và mở cửa cho sinh viên nước ngoài.

Thái Lan tuyên bố không thỏa hiệp về chủ quyền

Thái Lan tuyên bố không thỏa hiệp về chủ quyền

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan tuyên bố nước này sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền, đồng thời lưu ý rằng ngoại giao vẫn là giải pháp ưu tiên để giải quyết tranh chấp.