Ngày 24/7, WikiLeaks công bố nhà điều tra nhân quyền nổi tiếng người Tây Ban Nha Baltasar Garzon và là một cựu thẩm phán, sẽ đứng đầu nhóm pháp lý đại diện cho WikiLeaks và người đại diện Julian Assange.
Assange hiện đang ở trong đại sứ quán Ecuador ở London, tìm kiếm tị nạn chính trị tại quốc gia Mỹ Latinh này sau khi thất bại trong nỗ lực tránh bị trục xuất sang Thụy Điển, nơi ông bị truy tố vì tội cưỡng hiếp và xâm hại tình dục.
Garzon, nổi tiếng vì đã ra lệnh truy nã quốc tế với nhà độc tài Chile, Augusto Pinochet, mới đây đã gặp ông Assange ở tòa đại sứ để thảo luận về một giải pháp pháp lý mới, theo một tuyên bố được cả hai cùng đưa ra.
Tuyên bố này nói mục tiêu của họ là “bảo vệ cả WikiLeaks và Julian Assange.” Garzon cũng sẽ nỗ lực để “chứng minh những gì Mỹ bí mật làm với Julian Assange và WikiLeaks đã vi phạm và làm phức tạp các quá trình pháp lý, bao gồm việc dẫn độ ông Assange.”
Ông Garzon trước đó đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về sự thiếu minh bạch trong các hành động nhắm vào Assange.
WikiLeaks và Assange đã khiến Mỹ nổi giận khi cho đăng tải hàng loạt thông tin mật về các cuộc chiến của nước này ở Iraq và Afghanistan.
Nhân vật người Australia này lo ngại nếu bị dẫn độ sang Thụy Điển, ông sẽ lại bị dẫn độ sang Mỹ và có thể phải ra tòa vì tội làm gián điệp do hơn 250.000 công hàm ngoại giao Mỹ đã được đăng tải trên trang web Wikileaks./.
Assange hiện đang ở trong đại sứ quán Ecuador ở London, tìm kiếm tị nạn chính trị tại quốc gia Mỹ Latinh này sau khi thất bại trong nỗ lực tránh bị trục xuất sang Thụy Điển, nơi ông bị truy tố vì tội cưỡng hiếp và xâm hại tình dục.
Garzon, nổi tiếng vì đã ra lệnh truy nã quốc tế với nhà độc tài Chile, Augusto Pinochet, mới đây đã gặp ông Assange ở tòa đại sứ để thảo luận về một giải pháp pháp lý mới, theo một tuyên bố được cả hai cùng đưa ra.
Tuyên bố này nói mục tiêu của họ là “bảo vệ cả WikiLeaks và Julian Assange.” Garzon cũng sẽ nỗ lực để “chứng minh những gì Mỹ bí mật làm với Julian Assange và WikiLeaks đã vi phạm và làm phức tạp các quá trình pháp lý, bao gồm việc dẫn độ ông Assange.”
Ông Garzon trước đó đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về sự thiếu minh bạch trong các hành động nhắm vào Assange.
WikiLeaks và Assange đã khiến Mỹ nổi giận khi cho đăng tải hàng loạt thông tin mật về các cuộc chiến của nước này ở Iraq và Afghanistan.
Nhân vật người Australia này lo ngại nếu bị dẫn độ sang Thụy Điển, ông sẽ lại bị dẫn độ sang Mỹ và có thể phải ra tòa vì tội làm gián điệp do hơn 250.000 công hàm ngoại giao Mỹ đã được đăng tải trên trang web Wikileaks./.
Trần Trọng (Vietnam+)