Tại Hội nghị tham vấn lần thứ 11 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 44 (AEM-44), diễn ra sáng ngày 29/8 tại Siem Reap của Campuchia, hai bên đã cam kết mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư.
Phóng viên TTXVN tại Campuchia dẫn thông cáo báo chí sau hội nghị ghi nhận “sau hơn hai năm thực hiện, Hiệp định Khu vực Tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa 10 nền kinh tế ASEAN với Trung Quốc.”
Sau khi bắt đầu thực hiện ACFTA năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN-Trung Quốc đã tăng kỷ lục. Năm ngoái, thương mại giữa hai bên tăng hơn 20% lên con số 280 tỷ USD. Đây là cơ sở để ASEAN và Trung Quốc có thể đạt mốc 500 tỷ USD giá trị thương mại song phương vào năm 2015.
Từ đầu năm 2012, Trung Quốc và sáu nước ASEAN gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia và Philippines đã hoàn thành việc xóa bỏ thuế đối với các mặt hàng thông thường.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Campuchia, ông Cham Prasith, khẳng định bên cạnh ưu tiên thúc đẩy hội nhập thương mại nội khối, ASEAN cũng đặc biệt chú trọng tăng cường hợp tác thương mại với bên ngoài, thông qua các đối tác đối thoại, trong đó Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2004 đến nay.
Bộ trưởng Cham Prasith đánh giá hội nghị tham vấn lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả hai bên trong việc cùng tìm ra những cách thức và biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư để duy trì đà tăng trưởng của cả hai bên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu không ngừng biến động, đặc biệt là ASEAN đang quyết tâm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Tại buổi tham vấn, một nội dung quan trọng được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đưa ra thảo luận là xem xét đề nghị về việc Hong Kong tham gia vào ACFTA.
Các bộ trưởng lưu ý việc nghiên cứu thực hiện tiến trình Hong Kong gia nhập ACFTA và hoan nghênh sự xem xét tích cực của các Bộ trưởng ASEAN đối với đề nghị Hong Kong gia nhập ACFTA. Các bộ trưởng lưu ý việc nghiên cứu và tham vấn sâu hơn cần được tiến hành để bảo đảm có sự hiểu biết rõ ràng về những sự liên quan của Hong Kong trong việc gia nhập ACFTA. Phía Trung Quốc đã yêu cầu ASEAN sớm tiến hành tham vấn với Hong Kong về việc gia nhập ACFTA.
Tại Hội nghị Tham vấn ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 9, các Bộ trưởng kinh tế hai bên lưu ý rằng trong năm 2011, thương mại hai chiều giữa ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục phát triển với tổng giá trị giao dịch lên tới 124,5 tỷ USD, tăng so với 98,6 tỷ USD của năm 2010. Xuất khẩu từ ASEAN sang Hàn Quốc tăng 30,9% với tổng giá trị 58,9 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 22,3% với tổng giá trị 56, 6 tỷ USD.
Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng hàng thứ năm của ASEAN với tổng giá trị đầu tư năm 2011 là 2,4 tỷ USD.
Tại hội nghị, hai bên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thực hiện của các bên đối với Hiệp định trao đổi hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc, bao gồm việc giảm thuế đối với các sản phẩm nhạy cảm trong năm 2012. Các bộ trưởng cũng thảo luận các vấn đề cơ bản liên quan đến việc thực hiện và hối thúc các bên liên quan có những hành động cần thiết để thúc đẩy Hiệp định.
Trong khuôn khổ AEM-44, chiều 29/8, đã diễn ra Hội nghị Tham vấn chung lần thứ 15 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Bộ trưởng Kinh tế ba nước đối tác tại khu vực Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các bộ trưởng cũng trao đổi quan điểm về tình hình kinh tế toàn cầu và sự phát triển kinh tế gần đây của ASEAN và các nước. Các bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng đối với tiến trình hội nhập kinh tế trong khu vực và ghi nhận quan hệ thương mại giữa ASEAN với ba nước đối tác vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho dù kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn.
Trong năm 2011, tổng giá trị thương mại giữa các bên tăng 26,2% với tổng giá trị 678,2 tỷ USD, xuất khẩu tăng trưởng 34,9% và nhập khẩu tăng 18%. Tổng trị giá thương mại của ba nước đối tác chiếm 28,4% trong tổng giá trị thương mại của các nước ASEAN năm 2011. Ngoài ra, tổng giá trị FDI từ ba nước đối tác vào ASEAN vẫn tiếp tục gia tăng với 31,8 tỷ USD năm 2010 lên 41,2 tỷ USD năm 2011 (29,5%). Đầu tư của ba nước đối tác chiếm gần một nửa (16,2%) trong tổng đầu tư của các nước vào ASEAN năm 2011.
Các bộ trưởng lưu ý tiến trình của Nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG) II về phương hướng phát triển của sự hợp tác ASEAN+3 trong 10 năm tới để có thể trình lãnh đạo ASEAN + 3 tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 11 tới tại Campuchia. Cùng ngày, trong khuôn khổ AEM-44, cũng đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng về hợp tác phát triển ASEAN và khu vực châu thổ sống Mekong lần thứ 14 (AMBDC-14)./.
Phóng viên TTXVN tại Campuchia dẫn thông cáo báo chí sau hội nghị ghi nhận “sau hơn hai năm thực hiện, Hiệp định Khu vực Tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa 10 nền kinh tế ASEAN với Trung Quốc.”
Sau khi bắt đầu thực hiện ACFTA năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN-Trung Quốc đã tăng kỷ lục. Năm ngoái, thương mại giữa hai bên tăng hơn 20% lên con số 280 tỷ USD. Đây là cơ sở để ASEAN và Trung Quốc có thể đạt mốc 500 tỷ USD giá trị thương mại song phương vào năm 2015.
Từ đầu năm 2012, Trung Quốc và sáu nước ASEAN gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia và Philippines đã hoàn thành việc xóa bỏ thuế đối với các mặt hàng thông thường.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Campuchia, ông Cham Prasith, khẳng định bên cạnh ưu tiên thúc đẩy hội nhập thương mại nội khối, ASEAN cũng đặc biệt chú trọng tăng cường hợp tác thương mại với bên ngoài, thông qua các đối tác đối thoại, trong đó Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2004 đến nay.
Bộ trưởng Cham Prasith đánh giá hội nghị tham vấn lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả hai bên trong việc cùng tìm ra những cách thức và biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư để duy trì đà tăng trưởng của cả hai bên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu không ngừng biến động, đặc biệt là ASEAN đang quyết tâm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Tại buổi tham vấn, một nội dung quan trọng được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đưa ra thảo luận là xem xét đề nghị về việc Hong Kong tham gia vào ACFTA.
Các bộ trưởng lưu ý việc nghiên cứu thực hiện tiến trình Hong Kong gia nhập ACFTA và hoan nghênh sự xem xét tích cực của các Bộ trưởng ASEAN đối với đề nghị Hong Kong gia nhập ACFTA. Các bộ trưởng lưu ý việc nghiên cứu và tham vấn sâu hơn cần được tiến hành để bảo đảm có sự hiểu biết rõ ràng về những sự liên quan của Hong Kong trong việc gia nhập ACFTA. Phía Trung Quốc đã yêu cầu ASEAN sớm tiến hành tham vấn với Hong Kong về việc gia nhập ACFTA.
Tại Hội nghị Tham vấn ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 9, các Bộ trưởng kinh tế hai bên lưu ý rằng trong năm 2011, thương mại hai chiều giữa ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục phát triển với tổng giá trị giao dịch lên tới 124,5 tỷ USD, tăng so với 98,6 tỷ USD của năm 2010. Xuất khẩu từ ASEAN sang Hàn Quốc tăng 30,9% với tổng giá trị 58,9 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 22,3% với tổng giá trị 56, 6 tỷ USD.
Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng hàng thứ năm của ASEAN với tổng giá trị đầu tư năm 2011 là 2,4 tỷ USD.
Tại hội nghị, hai bên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thực hiện của các bên đối với Hiệp định trao đổi hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc, bao gồm việc giảm thuế đối với các sản phẩm nhạy cảm trong năm 2012. Các bộ trưởng cũng thảo luận các vấn đề cơ bản liên quan đến việc thực hiện và hối thúc các bên liên quan có những hành động cần thiết để thúc đẩy Hiệp định.
Trong khuôn khổ AEM-44, chiều 29/8, đã diễn ra Hội nghị Tham vấn chung lần thứ 15 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Bộ trưởng Kinh tế ba nước đối tác tại khu vực Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các bộ trưởng cũng trao đổi quan điểm về tình hình kinh tế toàn cầu và sự phát triển kinh tế gần đây của ASEAN và các nước. Các bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng đối với tiến trình hội nhập kinh tế trong khu vực và ghi nhận quan hệ thương mại giữa ASEAN với ba nước đối tác vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho dù kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn.
Trong năm 2011, tổng giá trị thương mại giữa các bên tăng 26,2% với tổng giá trị 678,2 tỷ USD, xuất khẩu tăng trưởng 34,9% và nhập khẩu tăng 18%. Tổng trị giá thương mại của ba nước đối tác chiếm 28,4% trong tổng giá trị thương mại của các nước ASEAN năm 2011. Ngoài ra, tổng giá trị FDI từ ba nước đối tác vào ASEAN vẫn tiếp tục gia tăng với 31,8 tỷ USD năm 2010 lên 41,2 tỷ USD năm 2011 (29,5%). Đầu tư của ba nước đối tác chiếm gần một nửa (16,2%) trong tổng đầu tư của các nước vào ASEAN năm 2011.
Các bộ trưởng lưu ý tiến trình của Nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG) II về phương hướng phát triển của sự hợp tác ASEAN+3 trong 10 năm tới để có thể trình lãnh đạo ASEAN + 3 tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 11 tới tại Campuchia. Cùng ngày, trong khuôn khổ AEM-44, cũng đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng về hợp tác phát triển ASEAN và khu vực châu thổ sống Mekong lần thứ 14 (AMBDC-14)./.
(TTXVN)