Ngày 28/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị cấp tỉnh lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại Hội nghị, tỉnh Đồng Nai đã gợi mở 12 nội dung trọng tâm để các đại biểu, người dân tham gia góp ý.
Phần lớn các ý kiến đóng góp đều thể hiện sự nhất trí với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ban soạn thảo đưa ra. Tuy nhiên nhiều đại biểu, người dân cũng đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Nhiều đại biểu quan tâm đến Chương III của bản Hiến pháp sửa đổi nói về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường.
Đại biểu đồng tình và cho rằng việc sửa đổi bổ sung Điều 15, Điều 43 thành Điều 53 với nội dung: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường” là phù hợp. Theo góp ý của nhiều đại biểu, nội dung trên là đầy đủ và ngắn gọn hơn, trong đó có đưa nội dung bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, phát triển là phù hợp.
Trong Chương III của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng đã khẳng định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe cho nhân dân; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, xây dựng gia đình truyền thống, phát triển con người; đồng thời đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
Đối với nội dung bảo vệ Tổ quốc được nêu trong Chương IV, các đại biểu cho rằng: Trên cơ sở giữ nội dung và bố cục Chương IV của Hiến pháp năm 1992, bản Dự thảo tiếp tục khẳng định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
Đối với nội dung về chính quyền địa phương trong Chương IX của bản Dự thảo, có ý kiến cho rằng Dự thảo quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, còn những vấn đề về tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương sẽ do Luật quy định. Dự thảo quy định nguyên tắc phân cấp, phân quyền trong quan hệ giữa trung ương và địa phương nhằm giải quyết những vấn đề bất cập hiện nay trong việc phân cấp giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.
Có nhiều ý kiến cho rằng vì thiếu nguyên tắc này nên vẫn chưa có cơ sở hiến định vững chắc để thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, làm cơ sở cho việc sửa đổi Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn góp ý với tinh thần trách nhiệm cao, nhằm làm rõ nhiều nội dung cơ bản trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu và mong muốn các đại biểu, người dân tiếp tục đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, để xây dựng một bản Hiến pháp hoàn chỉnh./.
Tại Hội nghị, tỉnh Đồng Nai đã gợi mở 12 nội dung trọng tâm để các đại biểu, người dân tham gia góp ý.
Phần lớn các ý kiến đóng góp đều thể hiện sự nhất trí với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ban soạn thảo đưa ra. Tuy nhiên nhiều đại biểu, người dân cũng đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Nhiều đại biểu quan tâm đến Chương III của bản Hiến pháp sửa đổi nói về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường.
Đại biểu đồng tình và cho rằng việc sửa đổi bổ sung Điều 15, Điều 43 thành Điều 53 với nội dung: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường” là phù hợp. Theo góp ý của nhiều đại biểu, nội dung trên là đầy đủ và ngắn gọn hơn, trong đó có đưa nội dung bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, phát triển là phù hợp.
Trong Chương III của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng đã khẳng định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe cho nhân dân; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, xây dựng gia đình truyền thống, phát triển con người; đồng thời đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
Đối với nội dung bảo vệ Tổ quốc được nêu trong Chương IV, các đại biểu cho rằng: Trên cơ sở giữ nội dung và bố cục Chương IV của Hiến pháp năm 1992, bản Dự thảo tiếp tục khẳng định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
Đối với nội dung về chính quyền địa phương trong Chương IX của bản Dự thảo, có ý kiến cho rằng Dự thảo quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, còn những vấn đề về tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương sẽ do Luật quy định. Dự thảo quy định nguyên tắc phân cấp, phân quyền trong quan hệ giữa trung ương và địa phương nhằm giải quyết những vấn đề bất cập hiện nay trong việc phân cấp giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.
Có nhiều ý kiến cho rằng vì thiếu nguyên tắc này nên vẫn chưa có cơ sở hiến định vững chắc để thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, làm cơ sở cho việc sửa đổi Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn góp ý với tinh thần trách nhiệm cao, nhằm làm rõ nhiều nội dung cơ bản trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu và mong muốn các đại biểu, người dân tiếp tục đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, để xây dựng một bản Hiến pháp hoàn chỉnh./.
Sỹ Tuyên (TTXVN)