Thành phố Cần Thơ vừa xuất 62.000 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm đến nay đạt 615.000 tấn, tổng trị giá 261 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011.
Xuất khẩu gạo của thành phố Cần Thơ hiện thuận lợi hơn do một số nước xuất khẩu gạo khác đang gặp khó khăn về mùa vụ. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo địa phương đã ký được nhiều hợp đồng mới. Giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng, gạo 5% tấm của Cần Thơ xuất tăng khoảng 15 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức tăng từ 25-30 USD/tấn.
Cần Thơ chỉnh đốn đội ngũ doanh nghiệp chuyên doanh theo hướng chuyên nghiệp hơn, có trách nhiệm và quan tâm đến khâu sản xuất của người nông dân nhiều hơn; loại bỏ bớt thành phần tham gia xuất khẩu tự phát và chạy theo lợi nhuận thương mại, đồng thời dự báo tốt về giá cả, diễn biến thị trường gạo ở nước ngoài, tổ chức tốt hệ thống thu mua, chế biến và bảo quản, bảo đảm chất lượng gạo.
Cần Thơ kịp thời hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp trong việc bao tiêu lúa hàng hóa, hoàn thành tốt việc mua tạm trữ lúa hè thu, đồng thời mở rộng liên kết, mua thêm nguyên liệu tại nhiều địa phương khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
Các đơn vị chuyên doanh gạo xuất khẩu đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm thêm thị trường mới tại châu Á, Phi; đầu tư hàng chục tỉ đồng lắp mới các dây chuyền xay xát, đánh bóng, đóng gói, nhằm nâng cao chất lượng, hạ thấp tỉ lệ tấm trong thành phẩm.
Các doanh nghiệp cũng hạn chế quan hệ với đối tác trung gian mà giao dịch trực tiếp với khách hàng, với người tiêu dùng nước ngoài, giảm thêm được chi phí, đáp ứng tốt đơn đặt hàng khối lượng lớn và trọn gói.
Công ty cổ phần Lương thực Thốt Nốt (Gentraco) và Công ty Lương thực sông Hậu là hai đơn vị làm tốt công tác tiếp thị, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo và có số lượng gạo xuất khẩu dẫn đầu các đơn vị trên địa bàn.
Các đơn vị khác như Công ty Mekong, Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ, Công ty Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp… đã chủ động tăng lượng gạo xuất ủy thác cho các đơn vị bạn tại nhiều tỉnh, thành phố, mở rộng xuất khẩu gạo thơm tại Châu Âu, Bắc Mỹ./.
Xuất khẩu gạo của thành phố Cần Thơ hiện thuận lợi hơn do một số nước xuất khẩu gạo khác đang gặp khó khăn về mùa vụ. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo địa phương đã ký được nhiều hợp đồng mới. Giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng, gạo 5% tấm của Cần Thơ xuất tăng khoảng 15 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức tăng từ 25-30 USD/tấn.
Cần Thơ chỉnh đốn đội ngũ doanh nghiệp chuyên doanh theo hướng chuyên nghiệp hơn, có trách nhiệm và quan tâm đến khâu sản xuất của người nông dân nhiều hơn; loại bỏ bớt thành phần tham gia xuất khẩu tự phát và chạy theo lợi nhuận thương mại, đồng thời dự báo tốt về giá cả, diễn biến thị trường gạo ở nước ngoài, tổ chức tốt hệ thống thu mua, chế biến và bảo quản, bảo đảm chất lượng gạo.
Cần Thơ kịp thời hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp trong việc bao tiêu lúa hàng hóa, hoàn thành tốt việc mua tạm trữ lúa hè thu, đồng thời mở rộng liên kết, mua thêm nguyên liệu tại nhiều địa phương khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
Các đơn vị chuyên doanh gạo xuất khẩu đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm thêm thị trường mới tại châu Á, Phi; đầu tư hàng chục tỉ đồng lắp mới các dây chuyền xay xát, đánh bóng, đóng gói, nhằm nâng cao chất lượng, hạ thấp tỉ lệ tấm trong thành phẩm.
Các doanh nghiệp cũng hạn chế quan hệ với đối tác trung gian mà giao dịch trực tiếp với khách hàng, với người tiêu dùng nước ngoài, giảm thêm được chi phí, đáp ứng tốt đơn đặt hàng khối lượng lớn và trọn gói.
Công ty cổ phần Lương thực Thốt Nốt (Gentraco) và Công ty Lương thực sông Hậu là hai đơn vị làm tốt công tác tiếp thị, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo và có số lượng gạo xuất khẩu dẫn đầu các đơn vị trên địa bàn.
Các đơn vị khác như Công ty Mekong, Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ, Công ty Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp… đã chủ động tăng lượng gạo xuất ủy thác cho các đơn vị bạn tại nhiều tỉnh, thành phố, mở rộng xuất khẩu gạo thơm tại Châu Âu, Bắc Mỹ./.
Thế Đạt (TTXVN)