Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
- Xin Bộ trưởng cho biết kết quả nổi bật trong chuyến thăm Indonesia lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 27 đến ngày 28/6/2013.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, hội kiến Chủ tịch Hạ viện Indonesia Marzuki Alie, thăm và có bài phát biểu quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN, tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia và thăm, gặp gỡ cán bộ nhân viên Đại sứ quán và kiều bào ta tại Indonessia.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp, nhất là kể từ khi triển khai “Tuyên bố về Khuôn khổ Hợp tác Hữu nghị và Toàn diện bước vào Thế kỷ 21” (2003). Hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao. Nhiều cơ chế hợp tác song phương được hình thành và hoạt động hiệu quả. Hai nước đã ký kết hơn 30 hiệp định và thỏa thuận hợp tác trên tất cả các lĩnh vực hợp tác quan trọng như chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, nông nghiệp… tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Chuyến thăm là dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia. Việc hai nước chính thức thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược mở ra triển vọng mới thắt chặt quan hệ gần gũi, tin cậy vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định của khu vực.
Về quan hệ chính trị, hai bên khẳng định coi trọng vai trò và vị thế của nhau; tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ truyền thống hữu nghị và tin cậy trên cơ sở thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao cũng như các cấp; tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, trong đó có Ủy ban Hợp tác Song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Chương trình Hành động giai đoạn 2012-2015” theo đúng tiến độ, đồng thời rà soát, bổ sung để Chương trình Hành động này phù hợp với quan hệ Đối tác Chiến lược vừa được thiết lập.
Về hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, hai bên nhất trí đánh giá kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng tốt trong những năm gần đây và theo hướng cân bằng hơn; tuy nhiên, đầu tư hai chiều vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như quan hệ hai nước ở tầm Đối tác Chiến lược. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều, phấn đấu vượt 5 tỷ USD trước năm 2015 và đạt 10 tỷ USD vào năm2018; đồng thời đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến đầu tư, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp hai nước đầu tư vào nhau. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa hai nước trong vấn đề an ninh lương thực, tích cực triển khai Thỏa thuận về mua bán gạo 2013-2017 (2012). Với sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cuộc tọa đàm giữa các doanh nghiệp hàng đầu của hai nước trong các lĩnh vực lương thực, thủy sản, than, khoáng sản, dầu khí… đã thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Về hợp tác quốc phòng-an ninh, hai bên ghi nhận những bước phát triển tích cực trong việc thực hiện Hiệp định Hợp tác Phòng chống Tội phạm (2005) và Bản Ghi nhớ về Tăng cường Hợp tác giữa các quan chức quốc phòng và các hoạt động liên quan (2010); nhất trí xúc tiến đàm phán, sớm ký kết Quy chế về tuần tra phối hợp giữa Hải quân hai nước tại vùng biển tiếp giáp và nhanh chóng triển khai trên thực địa, góp phần duy trì ổn định và an ninh trên biển; đồng thời nghiên cứu thành lập các cơ chế Đối thoại Chính sách về an ninh và quốc phòng phù hợp. Hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, chống khủng bố, đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống...
Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định Tương trợ Tư pháp về Hình sự và Hiệp định Dẫn độ Tội phạm nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực này.
Các lĩnh vực hợp tác khác như dầu khí, năng lượng, nông-ngư nghiêp, thủy sản, giáo dục-đào tạo... cũng mở ra nhiều bước tiến mới. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh triển khai Bản Ghi nhớ về Hợp tác Biển và Nghề cá (2010) nhằm khai thác nhiều hơn tiềm năng to lớn trong lĩnh vực này. Hai bên nhất trí đưa ra một giải pháp tạm thời đối với vấn đề phân định vùng đặc quyền kinh tế nhằm tạo điều kiện cho hoạt động nghề cá, trong khi vẫn tiếp tục đàm phán để đi đến giải pháp cuối cùng. Ta đã đề nghị Indonesia tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp của ta triển khai các dự án hợp tác dầu khí hiện có, đồng thời tham gia vào hợp tác dầu khí hai bên/ba bên, hợp tác mua bán than và khai khoáng. Indonesia khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến ngư dân-tàu thuyền Việt Nam, nhất là tại vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa hai nước, trên tinh thần nhân đạo và hữu nghị. Nhân dịp này, hai bên cũng đã ký Bản Ghi nhớ về Hợp tác Hàng hóa Nông sản và Bản Ghi nhớ về Hợp tác Tài chính nhằm tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực này.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên khẳng định tiếp tục tăng cường tham vấn và phối hợp lập trường chặt chẽ giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong ASEAN và Liên hợp quốc. Hai bên nhất trí cho rằng các thành viên ASEAN cần nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng vào năm 2015; ASEAN cần tăng cường đoàn kết và có tiếng nói chung về các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh chung của khu vực nhằm phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. Việt Nam khẳng định tiếp tục ủng hộ Indonesia trong vai trò Chủ tịch APEC 2013; cảm ơn và mong muốn Indonesia tiếp tục ủng hộ Việt Nam đăng cai APEC 2017.
Về Biển Đông, hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Hai bên cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông và hoan nghênh Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 về kỷ niệm 10 năm DOC cũng như các bước triển khai cụ thể tiếp theo của các tuyên bố này.
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Đoàn đại biếu cấp cao Việt Nam tới Indonesia - nước có vai trò quan trọng hàng đầu trong ASEAN và là đối tác gần gũi truyền thống của Việt Nam – đã thành công tốt đẹp, một lần nữa khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng và khu vực, trong đó có Indonesia.
- Thưa Bộ trưởng, để những kết quả tích cực trong chuyến thăm quan trọng này đi vào cuộc sống thì hai nước cần phải làm gì?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Để phát huy những kết quả tốt đẹp trong chuyến thăm này, nhất là về triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược, trên cơ sở các thành tựu đạt được trong thời gian qua, hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa các nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì và tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao và các cấp; củng cố hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương hiện có; đồng thời, các Bộ, ngành hữu quan hai nước cần tích cực triển khai Chương trình Hành động 2012-2015 và nghiên cứu việc xây dựng các chương trình hành động mới cho các giai đoạn tới phù hợp với quan hệ Đối tác Chiến lược vừa được thiết lập. Bên cạnh đó, hai bên cũng cần thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước thông qua các hoạt động hợp tác văn hoá, giáo dục, du lịch.
Thứ hai, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, phấn đấu đưa đưa kim ngạch thương mại hai chiều vượt 5 tỷ USD trước năm 2015 và tăng hơn nữa dòng đầu tư hai chiều. Hai nước cũng cần xúc tiến các bước triển khai cụ thể trong hợp tác đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, đẩy nhanh hợp tác khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Thứ ba, nghiên cứu mở ra các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như tư pháp, văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin-truyền thông, khoa học-công nghệ… nhằm phát huy hết tiềm năng hợp tác và thế mạnh của mỗi nước.
Thứ tư, thúc đẩy sớm ký kết thêm các văn bản hợp tác song phương Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế, Quy chế về tuần tra phối hợp giữa Hải quân hai nước tại vùng biển tiếp giáp, Bản Ghi nhớ về hợp tác năng lượng, Bản Ghi nhớ về Hợp tác Giáo dục thay thế Bản Ghi nhớ năm 2005, Kế hoạch Hợp tác Du lịch 2014-2015...
Thứ năm, tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015, củng cố vai trò trung tâm và tiếng nói chung của ASEAN đối với các vấn đề chung của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Với quyết tâm của Lãnh đạo và nhân dân hai nước cùng sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, tôi tin tưởng chắc chắn rằng quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Indonesia sẽ phát triển tốt đẹp, phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước cũng như đóng góp xứng đáng vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương và thế giới./.
- Xin Bộ trưởng cho biết kết quả nổi bật trong chuyến thăm Indonesia lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 27 đến ngày 28/6/2013.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, hội kiến Chủ tịch Hạ viện Indonesia Marzuki Alie, thăm và có bài phát biểu quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN, tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia và thăm, gặp gỡ cán bộ nhân viên Đại sứ quán và kiều bào ta tại Indonessia.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp, nhất là kể từ khi triển khai “Tuyên bố về Khuôn khổ Hợp tác Hữu nghị và Toàn diện bước vào Thế kỷ 21” (2003). Hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao. Nhiều cơ chế hợp tác song phương được hình thành và hoạt động hiệu quả. Hai nước đã ký kết hơn 30 hiệp định và thỏa thuận hợp tác trên tất cả các lĩnh vực hợp tác quan trọng như chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, nông nghiệp… tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Chuyến thăm là dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia. Việc hai nước chính thức thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược mở ra triển vọng mới thắt chặt quan hệ gần gũi, tin cậy vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định của khu vực.
Về quan hệ chính trị, hai bên khẳng định coi trọng vai trò và vị thế của nhau; tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ truyền thống hữu nghị và tin cậy trên cơ sở thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao cũng như các cấp; tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, trong đó có Ủy ban Hợp tác Song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Chương trình Hành động giai đoạn 2012-2015” theo đúng tiến độ, đồng thời rà soát, bổ sung để Chương trình Hành động này phù hợp với quan hệ Đối tác Chiến lược vừa được thiết lập.
Về hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, hai bên nhất trí đánh giá kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng tốt trong những năm gần đây và theo hướng cân bằng hơn; tuy nhiên, đầu tư hai chiều vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như quan hệ hai nước ở tầm Đối tác Chiến lược. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều, phấn đấu vượt 5 tỷ USD trước năm 2015 và đạt 10 tỷ USD vào năm2018; đồng thời đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến đầu tư, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp hai nước đầu tư vào nhau. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa hai nước trong vấn đề an ninh lương thực, tích cực triển khai Thỏa thuận về mua bán gạo 2013-2017 (2012). Với sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cuộc tọa đàm giữa các doanh nghiệp hàng đầu của hai nước trong các lĩnh vực lương thực, thủy sản, than, khoáng sản, dầu khí… đã thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Về hợp tác quốc phòng-an ninh, hai bên ghi nhận những bước phát triển tích cực trong việc thực hiện Hiệp định Hợp tác Phòng chống Tội phạm (2005) và Bản Ghi nhớ về Tăng cường Hợp tác giữa các quan chức quốc phòng và các hoạt động liên quan (2010); nhất trí xúc tiến đàm phán, sớm ký kết Quy chế về tuần tra phối hợp giữa Hải quân hai nước tại vùng biển tiếp giáp và nhanh chóng triển khai trên thực địa, góp phần duy trì ổn định và an ninh trên biển; đồng thời nghiên cứu thành lập các cơ chế Đối thoại Chính sách về an ninh và quốc phòng phù hợp. Hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, chống khủng bố, đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống...
Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định Tương trợ Tư pháp về Hình sự và Hiệp định Dẫn độ Tội phạm nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực này.
Các lĩnh vực hợp tác khác như dầu khí, năng lượng, nông-ngư nghiêp, thủy sản, giáo dục-đào tạo... cũng mở ra nhiều bước tiến mới. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh triển khai Bản Ghi nhớ về Hợp tác Biển và Nghề cá (2010) nhằm khai thác nhiều hơn tiềm năng to lớn trong lĩnh vực này. Hai bên nhất trí đưa ra một giải pháp tạm thời đối với vấn đề phân định vùng đặc quyền kinh tế nhằm tạo điều kiện cho hoạt động nghề cá, trong khi vẫn tiếp tục đàm phán để đi đến giải pháp cuối cùng. Ta đã đề nghị Indonesia tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp của ta triển khai các dự án hợp tác dầu khí hiện có, đồng thời tham gia vào hợp tác dầu khí hai bên/ba bên, hợp tác mua bán than và khai khoáng. Indonesia khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến ngư dân-tàu thuyền Việt Nam, nhất là tại vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa hai nước, trên tinh thần nhân đạo và hữu nghị. Nhân dịp này, hai bên cũng đã ký Bản Ghi nhớ về Hợp tác Hàng hóa Nông sản và Bản Ghi nhớ về Hợp tác Tài chính nhằm tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực này.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên khẳng định tiếp tục tăng cường tham vấn và phối hợp lập trường chặt chẽ giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong ASEAN và Liên hợp quốc. Hai bên nhất trí cho rằng các thành viên ASEAN cần nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng vào năm 2015; ASEAN cần tăng cường đoàn kết và có tiếng nói chung về các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh chung của khu vực nhằm phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. Việt Nam khẳng định tiếp tục ủng hộ Indonesia trong vai trò Chủ tịch APEC 2013; cảm ơn và mong muốn Indonesia tiếp tục ủng hộ Việt Nam đăng cai APEC 2017.
Về Biển Đông, hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Hai bên cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông và hoan nghênh Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 về kỷ niệm 10 năm DOC cũng như các bước triển khai cụ thể tiếp theo của các tuyên bố này.
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Đoàn đại biếu cấp cao Việt Nam tới Indonesia - nước có vai trò quan trọng hàng đầu trong ASEAN và là đối tác gần gũi truyền thống của Việt Nam – đã thành công tốt đẹp, một lần nữa khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng và khu vực, trong đó có Indonesia.
- Thưa Bộ trưởng, để những kết quả tích cực trong chuyến thăm quan trọng này đi vào cuộc sống thì hai nước cần phải làm gì?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Để phát huy những kết quả tốt đẹp trong chuyến thăm này, nhất là về triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược, trên cơ sở các thành tựu đạt được trong thời gian qua, hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa các nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì và tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao và các cấp; củng cố hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương hiện có; đồng thời, các Bộ, ngành hữu quan hai nước cần tích cực triển khai Chương trình Hành động 2012-2015 và nghiên cứu việc xây dựng các chương trình hành động mới cho các giai đoạn tới phù hợp với quan hệ Đối tác Chiến lược vừa được thiết lập. Bên cạnh đó, hai bên cũng cần thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước thông qua các hoạt động hợp tác văn hoá, giáo dục, du lịch.
Thứ hai, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, phấn đấu đưa đưa kim ngạch thương mại hai chiều vượt 5 tỷ USD trước năm 2015 và tăng hơn nữa dòng đầu tư hai chiều. Hai nước cũng cần xúc tiến các bước triển khai cụ thể trong hợp tác đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, đẩy nhanh hợp tác khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Thứ ba, nghiên cứu mở ra các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như tư pháp, văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin-truyền thông, khoa học-công nghệ… nhằm phát huy hết tiềm năng hợp tác và thế mạnh của mỗi nước.
Thứ tư, thúc đẩy sớm ký kết thêm các văn bản hợp tác song phương Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế, Quy chế về tuần tra phối hợp giữa Hải quân hai nước tại vùng biển tiếp giáp, Bản Ghi nhớ về hợp tác năng lượng, Bản Ghi nhớ về Hợp tác Giáo dục thay thế Bản Ghi nhớ năm 2005, Kế hoạch Hợp tác Du lịch 2014-2015...
Thứ năm, tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015, củng cố vai trò trung tâm và tiếng nói chung của ASEAN đối với các vấn đề chung của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Với quyết tâm của Lãnh đạo và nhân dân hai nước cùng sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, tôi tin tưởng chắc chắn rằng quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Indonesia sẽ phát triển tốt đẹp, phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước cũng như đóng góp xứng đáng vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương và thế giới./.
(TTXVN)