Viện Tài chính Quốc tế (IIF), đại diện cho khoảng 450 thể chế tài chính lớn trên toàn cầu, nhận định việc cắt giảm chi tiêu quá mức tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang "phủ bóng đen" lên nền kinh tế của khối này.
IIF kêu gọi các nền kinh tế vững mạnh hơn như Đức nên chi tiêu nhiều hơn.
Trong bức thư gửi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), ông Charles Dallara, người đứng đầu IIF, đánh giá rằng chương trình "thắt lưng buộc bụng" của các chính phủ Eurozone đang làm suy giảm nhu cầu tiêu thụ nội khu vực.
Ông Charles Dallara nhấn mạnh ngoài việc tiến hành các biện pháp khắc khổ, điều quan trọng là các nhà chức trách phải chuyển trọng tâm vào cân bằng ngân sách. Bên cạnh đó, chính sách tài chính giữa các nước thâm hụt ngân sách và các nước thặng dư ngân sách cần có sự khác biệt, để tránh cắt giảm chi tiêu quá mức.
Về vấn đề này, IMF cũng cho rằng các mắt xích yếu nhất của Eurozone như Hy Lạp, Tây Ban Nha, cần thúc đẩy các chương trình khắc khổ, song việc cắt giảm chi tiêu trên toàn Eurozone sẽ "bóp nghẹt" đà tăng trưởng của khu vực này.
Bên cạnh đó, IIF chỉ trích hiệp ước tài chính của Eurozone chỉ đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về ngân sách đối với tất cả các nước thành viên, mà không đưa ra được biện pháp để thực hiện được các tiêu chuẩn đó.
Cơ quan này cũng gọi thỏa thuận giữa các Bộ trưởng Tài chính Eurozone về quỹ cứu trợ khẩn cấp có quy mô 800 tỷ euro đạt được hồi cuối tháng trước là "đáng thất vọng," khi các quốc gia mới chỉ cam kết đóng góp 300 tỷ euro.
IFF nhấn mạnh Eurozone cần tăng ngay lập tức quy mô của quỹ cứu trợ, đồng thời củng cố tính linh hoạt và việc sử dụng đúng thời điểm nguồn quỹ, để "bức tường lửa" này phát huy hiệu quả trong thời gian khủng hoảng./.
IIF kêu gọi các nền kinh tế vững mạnh hơn như Đức nên chi tiêu nhiều hơn.
Trong bức thư gửi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), ông Charles Dallara, người đứng đầu IIF, đánh giá rằng chương trình "thắt lưng buộc bụng" của các chính phủ Eurozone đang làm suy giảm nhu cầu tiêu thụ nội khu vực.
Ông Charles Dallara nhấn mạnh ngoài việc tiến hành các biện pháp khắc khổ, điều quan trọng là các nhà chức trách phải chuyển trọng tâm vào cân bằng ngân sách. Bên cạnh đó, chính sách tài chính giữa các nước thâm hụt ngân sách và các nước thặng dư ngân sách cần có sự khác biệt, để tránh cắt giảm chi tiêu quá mức.
Về vấn đề này, IMF cũng cho rằng các mắt xích yếu nhất của Eurozone như Hy Lạp, Tây Ban Nha, cần thúc đẩy các chương trình khắc khổ, song việc cắt giảm chi tiêu trên toàn Eurozone sẽ "bóp nghẹt" đà tăng trưởng của khu vực này.
Bên cạnh đó, IIF chỉ trích hiệp ước tài chính của Eurozone chỉ đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về ngân sách đối với tất cả các nước thành viên, mà không đưa ra được biện pháp để thực hiện được các tiêu chuẩn đó.
Cơ quan này cũng gọi thỏa thuận giữa các Bộ trưởng Tài chính Eurozone về quỹ cứu trợ khẩn cấp có quy mô 800 tỷ euro đạt được hồi cuối tháng trước là "đáng thất vọng," khi các quốc gia mới chỉ cam kết đóng góp 300 tỷ euro.
IFF nhấn mạnh Eurozone cần tăng ngay lập tức quy mô của quỹ cứu trợ, đồng thời củng cố tính linh hoạt và việc sử dụng đúng thời điểm nguồn quỹ, để "bức tường lửa" này phát huy hiệu quả trong thời gian khủng hoảng./.
Trà My (TTXVN)